Tìm hiểu về schema markup và tại sao nó quan trọng với SEO 

 Một trong những cách là website của bạn nổi bật so với các đối thủ là sử dụng schema markup. Là một trong những yếu tố quan trọng những nhiều người bỏ qua vì còn khá mới mẻ. Vậy hãy cùng Amai Agency tìm hiểu tại sao nó lại quan trọng và cách triển khai trong SEO nhé! 

Schema markup ( đánh dấu lược đồ) là gì? 

Schema markup là gì
Schema markup là gì

Schema markup là đoạn mã mà bạn thêm vào trang web của mình để cung cấp thông tin rõ ràng hơn cho Google nhằm hiểu nội dung của doanh nghiệp. Sau khi được thêm, đoạn mã này sẽ tạo một mô tả nâng cao ( hay còn gọi là đoạn mã chi tiết) về nội dung trang web của bạn khi xuất hiện dưới dạng kết quả tìm kiếm. Điều này giúp cung cấp cho người dùng thông tin tốt và chính xác hơn. 

Schema markup khác structured data như thế nào? 

Schema khác structured data ở điểm gì
Schema khác structured data ở điểm gì

Schema markup và structured data là hai thuật ngữ có thể gây nhầm lẫn với nhiều người không hiểu được bản chất của chúng. Sau đây là những điểm khác biệt của hai loại cấu trúc:

  • Dữ liệu cấu trúc là một thuật ngữ để mô tả khi thêm mã vào trang web, chẳng hạn như đoạn mã chi tiết, thẻ đánh dấu lược đồ. 
  • Schema markup sử dụng để tạo mã đánh dấu các trang trên trang web của bạn và Google có thể thu thập dữ liệu tốt hơn.

Tóm lại đánh dấu lược đồ nằm trong dữ liệu cấu trúc và là đoạn mã HTML giúp Google xác định và đọc dữ liệu từ đó hiển thị các đoạn mã chi tiết trong kết quả tìm kiếm.

Vì sao cần sử dụng schema markup? 

Schema có tác dụng gì cho SEO
Schema có tác dụng gì cho SEO

Về bản chất Google có các thuật toán nâng cao nhưng vẫn cần trợ giúp để đọc, xác định và phân loại nội dung. Tại sao Google không nhìn được trực quan như con người. Google không thể nhìn thấy một bức tranh mà phải đọc nó thông qua các đoạn schema markup. Dưới đây là ví dụ cho thấy sự cần thiết của đánh dấu lược đồ. 

Những gì mà người dùng thấy: 

Kết quả người dùng thấy khi truy vấn
Kết quả người dùng thấy khi truy vấn

Thứ Google thu thập thông tin

Dữ liệu Google đọc và xử lý
Dữ liệu Google đọc và xử lý

Bằng cách áp dụng đánh dấu lược đồ cho nội dung của mình, bạn giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được ý nghĩa của website. Ngoài ra khi sử dụng schema markup còn có những lợi ích như sau : 

Hiển thị rich snippets

Schema giúp tối ưu rich snippets
Schema giúp tối ưu rich snippets

Thông tin trong đoạn mã chi tiết thường được lấy từ dữ liệu có cấu trúc trong HTML của trang. Khi bạn thêm dữ liệu có cấu trúc đó bằng đánh dấu lược đồ, Google có thể hiển thị các đoạn mã chi tiết trên SERP khi trang web của bạn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. Ví dụ như hình dưới đây:

Ví dụ về schema đánh giá
Ví dụ về schema đánh giá

Trong ví dụ này, kết quả đầu tiên hiển thị một đoạn rich snippets . Bao gồm các thông tin như xếp hạng công thức nấu ăn, thời gian nấu và ảnh về món ăn đã hoàn thành.

Kết quả trả về khi sử dụng đánh dấu cấu trúc  thú vị và hấp dẫn hơn các kết quả tìm kiếm thông thường. Vì vậy, việc đánh dấu lược đồ có thể giúp tăng khả năng hiển thị cho trang web của bạn và số lần nhấp chuột từ tìm kiếm mà không phải trả tiền.

Tạo sơ đồ tri thức 

Schema tạo nguồn dữ liệu cho sơ đồ tri thức
Schema tạo nguồn dữ liệu cho sơ đồ tri thức

Tạo schema markup là nguồn dữ liệu quan trọng trong sơ đồ tri thức của Google, từ đó hiểu được các thực thể và mối quan hệ giữa chúng. Sơ đồ tri thức giúp Google hiểu rõ hơn các truy vấn tìm kiếm của người dùng, từ đó giúp họ cung cấp kết quả phù hợp hơn.  

Ví dụ: Thông tin doanh nghiệp của Amai Agency sẽ trông như thế này:

Thông tin doanh nghiệp Amai Agency
Thông tin doanh nghiệp Amai Agency

Bảng kiến ​​thức là một cách tốt nhất để đưa tất cả thông tin có liên quan về doanh nghiệp của bạn đến với những người tìm kiếm. Vì nó sẽ thu hút nhiều người chú ý hơn đến nội dung và doanh nghiệp của bạn.

Tăng tỷ lệ nhấp (CTR) của trang web của bạn.

Khi sử dụng schema markup Google có thể sử dụng dữ liệu này để hiển thị nội dung của bạn dưới dạng kết quả nhiều định dạng trực quan: hình ảnh, thông tin chi tiết. Điều này sẽ giúp cải thiện tỉ lệ nhấp hơn so với nhiều định dạng thông thường. 

Thúc đẩy hiệu quả SEO

Nhiều doanh nghiệp biết về schema markup nhưng không phải lúc nào cũng triển khai nó. Nói cách khác, có rất nhiều chủ sở hữu trang web đang bỏ lỡ nguồn tiềm năng traffic khổng lồ này. Và nếu bạn sử dụng nó, bạn sẽ nhanh chóng nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh. 

Tăng trải nghiệm khách hàng

Bạn có thể sử dụng schema markup để cung cấp cho khách hàng tiềm năng bằng cách trả lời các câu hỏi thường gặp hoặc cung cấp cho họ thông tin chi tiết về sản phẩm trên trang kết quả của họ. 

Các loại schema schema markup phổ biến nhất 

Schema có bao nhiêu loại
Schema có bao nhiêu loại

Có hàng trăm loại schema markup vì ý định tìm kiếm người dùng luôn khác nhau. Tuy nhiên các loại lược đồ phổ biến nhất là:

  • Bài viết
  • Sự kiện
  • Các sản phẩm
  • Tổ chức
  • Doanh nghiệp địa phương
  • Đánh giá sản phẩm
  • Bí quyết
  • Breadcrumb trong trang web
  • Trang câu hỏi thường gặp
  • Podcast
  • Phim
  • Video

Điểm đặc biệt là bạn có thể sử dụng nhiều lược đồ trên một trang. Ví dụ: nếu bạn có trang sản phẩm, bạn có thể áp dụng lược đồ đánh giá, ưu đãi, video và giá. 

Cách thêm schema markup cho website 

Để cài được schema cho website bạn có thể sử dụng 3 loại mã hóa lược đồ: RDFa, Microdata và JSON-LD. Tuy nhiên Google khuyên chúng ta nên sử dụng loại JSON-LD. Vì vậy sau đây là hướng dẫn cài đặt lược đồ với JSON.

Tạo schema markup thủ công 

Bước 1: Đi tới công cụ giúp bạn tạo schema và chọn loại schema bạn muốn cài

Cách cài schema cho website
Cách cài schema cho website

Bước 2: Thay đổi và điền thêm các thông tin của doanh nghiệp

Add các thông tin muốn hiển thị
Add các thông tin muốn hiển thị

Bước 3: Sao chép toàn bộ đoạn mã

Copy đoạn mã code
Copy đoạn mã code

Bước 4: Dán đoạn code đã copy vào mục HTML của header 

Dán đoạn cấu trúc vào chân trang
Dán đoạn cấu trúc vào chân trang

Tạo schema bằng plugin 

Bước 1: Cài phần mềm hỗ trợ tạo schema: Schema Pro

Cài đặt plugin hỗ trợ tạo schema
Cài đặt plugin hỗ trợ tạo schema

Bước 2: Chọn setup wizrad

Chọn “setup”
Chọn “setup”

Bước 3: Nhấn “Start”

Ấn bắt đầu để thiết lập
Ấn bắt đầu để thiết lập

Bước 4: Điền thông tin của website 

Thêm thông tin và logo website
Thêm thông tin và logo website

Bước 5: Chọn loại schema bạn muốn dùng cho website 

Chọn schema phù hợp với website
Chọn schema phù hợp với website

Bước 6: Cấu hình schema cho các trang 

Chọn trang muốn cài schema
Chọn trang muốn cài schema

Tổng kết

Với những thông tin trên, hy vọng bạn có thể sử dụng schema markup để giúp cải thiện thứ hạng website. Ngoài ra, nếu muốn lấy shema cho các lĩnh vực thì bạn hãy liên hệ với Amai Agency để nhận được file mẫu nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template