Ngày nay, việc kinh doanh đang chuyển dần từ “bán thứ mình có” sang “bán thứ thị trường cần”. Có lẽ vì thế mà mô hình 4C trong marketing ngày càng được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Ngay bây giờ, hãy cùng Amai Agency tìm hiểu kỹ hơn về mô hình này nhé!
Nội dung chính
ToggleGiới thiệu chung về mô hình 4C
Mô hình 4C Marketing đã được phát triển bởi Robert F. Lauterborn vào năm 1990 và viết tắt 4C đại diện cho 4 từ: Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng), Convenience (sự tiện lợi), Customer cost (chi phí khách hàng bỏ ra) và Communication (giao tiếp/truyền thông). Đây là một phiên bản mở rộng của mô hình Marketing Mix 4P và tập trung chủ yếu vào các yếu tố liên quan đến khách hàng.
Trong khi mô hình Marketing 4P tập trung vào các chương trình Marketing có thể cung cấp bởi doanh nghiệp, từ việc phát triển sản phẩm, định giá, truyền thông và quảng cáo, mô hình Marketing 4C lại tập trung vào nhu cầu của khách hàng.
Nền tảng hình thành 4C trong marketing
Khách hàng ngày càng đòi hỏi sự tiện lợi và dễ dàng trong việc tiếp cận sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy, mua hàng và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ một cách thuận tiện.
Mô hình 4C trong marketing đặt khách hàng vào trung tâm và tập trung vào việc hiểu rõ khách hàng, tạo dựng giao tiếp tương tác, cung cấp giá trị và đảm bảo tính tiện lợi. Đây là một cách tiếp cận hiện đại và phù hợp với xu hướng tiêu dùng ngày nay, giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và đạt được sự thành công trong thị trường cạnh tranh.
Từng thành phần cụ thể trong mô hình 4C
3.1. Customer solution
Chữ C đầu tiên của mô hình 4C trong marketing chính là customer cost (giải pháp khách hàng). Thay vì tập trung chỉ vào sản phẩm, chúng ta tập trung vào việc đáp ứng những khoảng trống trong cuộc sống của khách hàng.
Có một số yếu tố cần xem xét trong việc áp dụng khái niệm tiếp thị 4Cs, bao gồm giá trị của sản phẩm/dịch vụ, lợi thế cạnh tranh và định vị trên thị trường.
Để sử dụng khái niệm này, bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Khi nghiên cứu về khách hàng mục tiêu và nhu cầu của họ, chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây:
- Cần hiểu rõ những gì khách hàng cần và mong muốn. Sau đó, xem xét cách thích hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Vị trí của sản phẩm trên thị trường được xác định bởi giá trị mà nó mang đến cho khách hàng.
Phương pháp tốt nhất để xác định điều này là thông qua nghiên cứu thị trường sơ cấp và thứ cấp. Điều này giúp cho một công ty hiểu chính xác những gì khách hàng muốn và từ đó, tập trung vào việc phát triển chiến lược sản phẩm của mình.
3.2. Customer cost
Yếu tố thứ hai trong hỗn hợp tiếp thị này là “Chi phí” của khách hàng. Chi phí không chỉ bao gồm giá của mặt hàng, mà còn bao gồm các yếu tố khác như thời gian khách hàng tốn để đến địa điểm mua hàng, chi phí vận hành, chi phí sử dụng, chi phí xăng xe, và nhiều yếu tố khác.
“Chi phí” cũng có thể liên quan đến lợi ích hoặc sự thiếu hụt mà sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Khi đánh giá chi phí thuộc 4C trong marketing, có một số nguyên tắc cần cân nhắc:
- Bạn cần xác định giá bạn sẽ yêu cầu khách hàng trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Bạn đã tiến hành nghiên cứu để đảm bảo rằng mức giá đó hợp lý với khách hàng không?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn có thể thu được lợi nhuận ở mức giá mà khách hàng có thể hoặc sẵn sàng trả không?
- Bạn cần xem xét tổng chi phí thực tế mà khách hàng sẽ phải chi trả để sở hữu sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.
- Chi phí di chuyển để đến địa điểm của bạn có làm tăng đáng kể chi phí cho khách hàng không? Phí vận chuyển sẽ tăng bao nhiêu vào hóa đơn của khách hàng?
- Thuế cũng như các khoản phí khác sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tổng chi phí của sản phẩm hoặc dịch vụ?
3.3. Convenience (sự tiện lợi)
Sự tiện lợi là một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing 4C. Trong khi marketing 4P tập trung vào việc cung cấp cho khách hàng sự tiếp cận dễ dàng đến sản phẩm và dịch vụ tại địa điểm vật lý, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp, thì marketing 4C mang đến một lựa chọn tốt hơn cho khách hàng.
Trong marketing 4C, tiện lợi cho khách hàng bao gồm khả năng tiếp cận sản phẩm và dịch vụ một cách dễ dàng cả trong thực tế và trên các nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử của doanh nghiệp.
Để áp dụng thành công yếu tố này của mô hình 4C trong marketing, bạn cần trả lời được những câu hỏi sau:
- Khách hàng gặp phải những rào cản gì khi tiếp cận sản phẩm và dịch vụ?
- Doanh nghiệp đang giải quyết những rào cản này như thế nào?
- Trang web thương mại điện tử của doanh nghiệp đã được tối ưu hóa chưa?
- Quy trình mua hàng trực tuyến và thanh toán đã được đơn giản hóa và bảo mật đối với khách hàng chưa?
3.4. Communication (yếu tố giao tiếp)
Yếu tố thứ 4 và cũng là yếu tố cuối cùng trong mô hình 4C Marketing là Communication (Giao tiếp). Trong mô hình 4P Marketing, yếu tố này sẽ là một trong các kênh quảng cáo sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để tiếp cận một số lượng khách hàng. Tuy nhiên, trong mô hình 4C Marketing, doanh nghiệp cần xác định các kênh giao tiếp có thể giúp tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Thay vì áp dụng chiến lược truyền thông một chiều, giao tiếp hai chiều với khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng niềm tin và mang lại những trải nghiệm tích cực hơn cho khách hàng.
4.Sự tương quan giữa mô hình 4P và 4C
4.1. Sản phẩm và Khách hàng (Product + Customer solution)
Khi kết hợp Sản phẩm và Giải pháp cho Khách hàng, công ty cần nhớ rằng mọi dịch vụ và sản phẩm đều phải mang một giá trị và ý nghĩa cụ thể đối với khách hàng.
Chỉ khi hiểu rõ về khách hàng và nhu cầu của họ, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mới có thể đáp ứng mong muốn và giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
4.2. Giá cả và chi phí khách hàng (Price + Cost)
Ngoài giá bán của sản phẩm, chi phí mà khách hàng phải chịu khi sử dụng dịch vụ cũng rất quan trọng. Những gì doanh nghiệp cung cấp phải xứng đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra khi sử dụng sản phẩm của họ.
4.3. Địa điểm và Tiện lợi (Place + Convenience)
Sự kết hợp giữa 4C và 4P có nghĩa là doanh nghiệp cần cung cấp địa điểm bán hàng và phân phối sản phẩm một cách thuận tiện cho người dùng.
Doanh nghiệp cần nghiên cứu về khách hàng và xác định những nơi mà họ thường xuất hiện. Ngoài ra, cần xác định nơi nào là thuận tiện nhất để khách hàng tiếp cận sản phẩm khi có nhu cầu.
4.4. Quảng cáo và Giao tiếp (Promotion + Communication)
Các kênh truyền thông và quảng cáo nên được xây dựng dựa trên sự giao tiếp giữa khách hàng và doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải lắng nghe ý kiến của khách hàng để hiểu rõ sản phẩm của mình sẽ mang lại giá trị như thế nào và đáp ứng những gì.
Một chiến lược quảng cáo hiệu quả sẽ bao gồm sự tương tác giữa người bán và người tiêu dùng, nhằm mang đến giá trị hữu ích nhất có thể.
5.Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình 4C trong marketing cũng như cách kết hợp giữa mô hình 4C với mô hình 4P để đạt được hiệu quả marketing cao nhất. Tại amaiagency.com mỗi này đều được đăng tải những kiến thức rất thú vị về marketing, chính vì vậy bạn hãy thường xuyên ghé đọc nhé!