Tìm hiểu tổng quan về chuỗi giá trị trong kinh doanh

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp cần có những chiến lược kinh doanh hiệu quả để tồn tại và phát triển. Một trong số đó là tối ưu hóa chuỗi giá trị. Hãy cùng AMAI Agency theo dõi bài viết này để tìm hiểu chi tiết về mô hình chuỗi giá trị này nhé!

1. Chuỗi giá trị là gì?

Tìm hiểu định nghĩa chuỗi giá trị
Tìm hiểu định nghĩa chuỗi giá trị

Thuật ngữ “Chuỗi giá trị” (Value chain) đề cập đến các hoạt động và quy trình kinh doanh khác nhau liên quan đến việc tạo ra sản phẩm/ dịch vụ. Chuỗi giá trị có thể bao gồm nhiều giai đoạn trong vòng đời của sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm nghiên cứu và phát triển, bán hàng và mọi giai đoạn ở giữa. Khái niệm này được Giáo sư Michael Porter của Trường Kinh doanh Harvard xây dựng trong cuốn sách “The Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance”.

Việc xem xét các quy trình trong chuỗi giá trị có thể giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về những gì diễn ra trong từng giao dịch. Bằng cách tối đa hóa giá trị được tạo ra tại mỗi điểm trong chuỗi, doanh nghiệp có thể có được vị trí tốt hơn để chia sẻ nhiều giá trị hơn cho khách hàng; đồng thời giành được thị phần lớn hơn cho chính mình. Tương tự, biết cách doanh nghiệp tạo ra chuỗi giá trị sẽ giúp bạn có được sự hiểu biết sâu sắc hơn về lợi thế cạnh tranh hiện có.

2. Cấu trúc của của chuỗi giá trị

Các thành phần chính trong mô hình chuỗi giá trị
Các thành phần chính trong mô hình chuỗi giá trị

Theo định nghĩa của Michael  Porter, tất cả những hoạt động tạo nên chuỗi giá trị của một doanh nghiệp có thể được chia thành hai hoạt động đóng góp vào lợi nhuận, đó là: Hoạt động chính (Primary activities) và hoạt động hỗ trợ (Support activities).

Các hoạt động chính là những hoạt động tham gia trực tiếp vào việc tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, bao gồm:

  • Inbound logistics liên quan đến tiếp nhận, lưu kho và quản lý tồn kho nguyên liệu và linh kiện nguồn.
  • Operations bao gồm các hoạt động liên quan đến biến nguyên liệu thô và linh kiện thành sản phẩm hoàn chỉnh.
  • Outbound logistics bao gồm phân phối, bao gồm đóng gói, phân loại và vận chuyển
  • Marketing and sales là những hoạt động về tiếp thị và bán sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm chiến lược khuyến mãi, quảng cáo và giá.
  • After-sales services diễn ra sau khi việc bán hàng đã hoàn tất, bao gồm lắp đặt, đào tạo, đảm bảo chất lượng, sửa chữa hay dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Các hoạt động hỗ trợ sẽ giúp các hoạt động chính trong chuỗi giá trị trở nên hiệu quả hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh một cách hiệu quả và được chia thành:

  • Procurement gồm có các hoạt động tìm nguồn cung ứng nguyên liệu thô, linh kiện, thiết bị và dịch vụ.
  • Technological development liên quan đến việc nghiên cứu và phát triển, bao gồm thiết kế sản phẩm, nghiên cứu thị trường và phát triển quy trình
  • Human resources management bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển, giữ chân và trả lương cho nhân viên.
  • Infrastructure là các hoạt động liên quan đến chi phí chung và quản lý của doanh nghiệp, bao gồm kế toán, tài chính hay lập kế hoạch.

3. Chi tiết cách phân tích chuỗi giá trị đã hoạt động

Cách phân tích chuỗi giá trị đã hoạt động
Cách phân tích chuỗi giá trị đã hoạt động

Phân tích chuỗi giá trị là cách đánh giá từng hoạt động trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp để hiểu cơ hội cải tiến nằm ở đâu, xem xét mỗi bước sẽ tăng hoặc giảm giá trị từ sản phẩm/ dịch vụ cuối cùng như thế nào. Từ đó, việc phân tích này có thể giúp doanh nghiệp nhận ra một số dạng lợi thế cạnh tranh như:

  • Giảm chi phí (Cost reduction) bằng cách làm cho mỗi hoạt động trong chuỗi hiệu quả hơn và do đó ít tốn kém hơn.
  • Khác biệt hóa sản phẩm (Product differentiation) bằng cách đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào các hoạt động như nghiên cứu và phát triển, thiết kế hoặc Marketing để sản phẩm của bạn nổi bật hơn.

3.1 Xác định các hoạt động đang diễn ra trong chuỗi giá trị

Trước khi đi vào phân tích chuỗi giá trị chi tiết, hãy xác định từng hoạt động và đánh giá vai trò quan trọng của chúng trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng của doanh nghiệp. Nếu bạn chỉ đơn thuần liệt kê một team thiết kế sản phẩm không đủ, thay vào đó, hãy đặt ra những câu hỏi chi tiết như số lượng designers, thời gian thực hiện mỗi hoạt động, và nguyên vật liệu sử dụng. 

Đối với các hoạt động hỗ trợ (Support activities), hãy đảm bảo sự tham gia của nhiều phòng ban và chức năng khác nhau để đạt được sự thống nhất trong logistics, chi phí vận hành và dịch vụ.

3.2 Tính toán chi phí từng hoạt động 

Tính toán chi phí từng hoạt động trong chuỗi giá trị
Tính toán chi phí từng hoạt động trong chuỗi giá trị

Tiếp theo, bạn hãy tính toán các chi phí như chi phí thuê, tiện ích hay nhân công để có cái nhìn chi tiết về từng loại chi phí và biểu đồ tăng giảm của chúng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá lợi nhuận chính xác mà doanh nghiệp đang tạo ra. 

Sau khi thu thập đủ dữ liệu, xác định những phần nào trong chuỗi giá trị tiêu tốn nhiều tiền nhất. Ví dụ của báo Financial Times đã phân tích giá của một cốc cà phê và nhận thấy rằng chi phí chế biến cà phê chỉ chiếm một phần nhỏ, trong khi chi phí nhân công và thuê mặt bằng chiếm tỷ lệ cao nhất. Dựa trên thông tin này, doanh nghiệp có thể đưa ra các bước tiếp theo để tối ưu hóa chi phí.

3.3 Tìm ra giá trị của sản phẩm khách hàng đang nhìn nhận

Hiểu rõ giá trị của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán và lợi nhuận tổng thể của doanh nghiệp. Phân tích những lý do vì sao người tiêu dùng đưa ra quyết định chi tiêu sẽ giúp doanh nghiệp dự đoán ý định mua hàng và giá trị sản phẩm/ dịch vụ mà họ đánh giá cao. Do đó, việc nắm bắt được những lợi ích mà khách hàng coi là quan trọng để điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp nhất.

3.4 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Cách phân tích chuỗi giá trị đã hoạt động
Cách phân tích chuỗi giá trị đã hoạt động

Tại bước phân tích chuỗi giá trị này, bạn có thể áp dụng các chuẩn đối sánh (benchmarking) về hiệu suất, chiến lược và quy trình để phân tích thị trường và xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng vòng lặp “competitor – insight” để tìm hiểu về đối thủ, thu thập thông tin và hiểu rõ chiến lược của họ theo đề xuất của McKinsey. Điều quan trọng là bạn phải có được dữ liệu mới nhất từ các nguồn như cấp quản lý cấp cao hoặc nhân viên trực tiếp của đối thủ để xác định khoảng cách giá trị (value gaps) giữa doanh  nghiệp. 

3.5 Tìm kiếm cơ hội tạo lợi thế cạnh tranh

Sau khi hiểu rõ về chi phí và giá trị từng hoạt động trong chuỗi giá trị, bạn có thể xem xét chúng từ góc độ lợi thế cạnh tranh bạn muốn đạt được.

Nếu chi phí được chọn là yếu tố quan trọng nhất, doanh nghiệp cần tìm cách tối ưu hóa và cắt giảm chi phí trong chuỗi giá trị, như tự động hóa công việc hoặc tìm kiếm các dịch vụ giao hàng, kênh phân phối giá rẻ hơn. Mọi nỗ lực giảm chi phí hoặc tăng hiệu quả của hoạt động trong chuỗi sẽ giúp doanh nghiệp giảm giá thành cuối cùng của sản phẩm, tạo ra lợi thế về chi phí so với các đối thủ cạnh tranh.

Còn nếu doanh nghiệp muốn tập trung vào sự khác biệt hóa, bạn phải đầu tư thêm thời gian và nguồn lực vào R&D, tăng cường nhận thức về những giá trị mà khách hàng sẵn lòng trả tiền. Điều này giúp định vị sản phẩm của bạn như một giải pháp độc đáo cho nhu cầu của họ.

4. Ví dụ chuỗi giá trị của chuỗi siêu thị bán lẻ Trader Joe’s

Chuỗi giá trị của Trader Joe’s
Chuỗi giá trị của Trader Joe’s

Chuỗi cửa hàng tạp hóa tư nhân Trader Joe’s được nhiều báo chí có tiếng đánh giá cao về giá trị lớn và lợi thế cạnh tranh của họ. Vì là doanh nghiệp tư nhân, nhiều phần của chiến lược của họ vẫn không được công khai. Tuy nhiên, khi bước vào cửa hàng Trader Joe’s, bạn có thể dễ dàng quan sát các hoạt động chính của chuỗi giá trị của họ:

Inbound logistics: Không giống như các siêu thị truyền thống, Trader Joe’s thực hiện tất cả việc nhận, xếp hàng và kiểm kê trong giờ làm việc thông thường của cửa hàng. Mặc dù có thể gây khó chịu cho người mua hàng nhưng lại giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí chỉ tính riêng tiền lương của nhân viên. 

Operations: Vì chuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm không phải là một khía cạnh của ngành siêu thị nên có thể thay thế “phát triển sản phẩm” thành hoạt động chính trong chuỗi giá trị của Trader Joe’s. 

Các hoạt động trong chuỗi giá trị của Trader Joe’s
Các hoạt động trong chuỗi giá trị của Trader Joe’s

Công ty lựa chọn sản phẩm của mình cẩn thận và bao gồm các mặt hàng mà bạn thường không thể tìm thấy ở nơi khác. Các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng chiếm hơn 80% sản phẩm được cung cấp, có tỷ lệ lợi nhuận cao nhất vì Trader Joe’s có thể cung cấp chúng với số lượng lớn. Một phần quan trọng khác trong quá trình phát triển sản phẩm của Trader Joe’s là các chương trình thử nghiệm hương vị và hợp tác với đầu bếp để đảm bảo chất lượng cao và cải tiến sản phẩm liên tục.

Outbound logistics: Nhiều siêu thị cung cấp dịch vụ giao hàng tận nhà nhưng Trader Joe’s thì không. Tuy nhiên, các hoạt động Outbound logistics trong trường hợp này có thể chỉ sự tiện nghi của người mua hàng khi họ vào cửa hàng. 

Hoạt động hậu cần bên ngoài của Trader Joe’s
Hoạt động hậu cần bên ngoài của Trader Joe’s

Trong số nhiều hoạt động hậu cần của Trader Joe’s là việc nếm thử tại cửa hàng. Thông thường, chuỗi siêu thị có một số buổi thử sản phẩm diễn ra đồng thời tạo nên bầu không khí sôi động vào các ngày lễ. Các quầy nếm thử có cả món mới và món quen thuộc do nhân viên chuẩn bị và phục vụ.

Marketing and Sales: So với các đối thủ cạnh tranh, Trader Joe’s hầu như không thực hiện bất kỳ hoạt động tiếp thị truyền thống nào. Tuy nhiên, toàn bộ trải nghiệm tại cửa hàng của họ lại là một hình thức Marketing. Các Copywriters của công ty đã tự tạo ra các nhãn sản phẩm để thu hút khách hàng của mình. 

Văn hóa đổi mới và thương hiệu độc đáo của Trader Joe’s cho thấy công ty biết rõ khách hàng của mình. Thông qua đó, công ty đã thành công trong việc tạo sự khác biệt trên thị trường, từ đó nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

Hoạt động dịch vụ của Trader Joe’s
Hoạt động dịch vụ của Trader Joe’s

Service: Dịch vụ khách hàng là điều quan trọng nhất đối với Trader Joe’s. Dù đội ngũ nhân viên có đang làm công việc gì thì khi bạn cần hỗ trợ, họ sẽ luôn sẵn sàng phục vụ bạn với thái độ thân thiện. Nhân viên ở Trader Joe’s luôn hoan nghênh mọi yêu cầu của khách hàng và sẽ ngay lập tức lao đi tìm mặt hàng hoặc trả lời câu hỏi của bạn. Ngoài ra, công ty còn luôn áp dụng chương trình hoàn tiền mà không cần thắc mắc, nếu bạn không thích sản phẩm nào thì sẽ được hoàn tiền ngay.

Như vậy, bài viết ngày hôm nay đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin tổng quan về chuỗi giá trị và ví dụ thực tế của Trader Joe’s. Hy vọng chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn liên quan đến chủ đề này và đừng quên tiếp tục truy cập website amaiagency.com để không bỏ lỡ nhiều kiến thức hữu ích khác nhé.

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template