Bạn đã bao giờ nghe đến thuật toán Google Panda hay chưa? Trong bài viết này, Amai Agency sẽ giải thích về Google Panda là gì và tầm quan trọng của nó, nhằm giúp bạn có kiến thức cần thiết để tăng cường hiệu quả của website của mình.
-
Google Panda là gì?
Google Panda là gì? Đây là một bộ lọc nội dung được Google sử dụng để cải thiện kết quả tìm kiếm của mình. Được ra đời như là một phiên bản thay thế cho thuật toán trước đó Google Caffeine, mục tiêu chính của Google Panda seo là loại bỏ các kết quả tìm kiếm chứa nội dung spam, sao chép hoặc liên quan đến các trang web chất lượng thấp.

Ảnh hưởng của Google Panda đối với website có thể là rất lớn. Nếu trang web của bạn không tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn thì sẽ có nguy cơ bị xếp hạng thấp hoặc thậm chí bị loại khỏi kết quả tìm kiếm.
Điều đặc biệt về thuật toán Panda là hình phạt áp dụng có thể tác động lên trang cụ thể chứ không nhất thiết phải ảnh hưởng toàn bộ website.
-
Những tiêu chí đánh giá của thuật toán Google Panda
Thuật toán Google Panda sẽ đánh giá website của bạn giữa vào những yếu tố dưới đây:
-
Độ tin cậy của thông tin: Chất lượng nội dung trên trang web.
-
Nội dung trang: Sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, không quá tập trung vào từ khóa, và sử dụng hình ảnh tối ưu.
-
Liên kết nội bộ: Mật độ liên kết nội bộ trên trang web.
-
Tương tác với người xem: Thời gian duy trì trên trang và số lượt xem trang là các yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá mức độ tương tác với người xem.
Những tiêu chí Google Panda đánh giá website -
Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Tỷ lệ người xeNhững tiêu chí Google Panda đánh giá websitem truy cập vào trang web và rời đi sau khi chỉ xem một trang duy nhất. Tỷ lệ thoát cao có thể cho thấy người xem không hài lòng với nội dung trang web hoặc không phù hợp với nhu cầu của họ.
-
Thiết kế trang web: Sử dụng một bố cục rõ ràng và thân thiện với người xem.
-
Quảng cáo: Việc đặt quá nhiều quảng cáo trên một trang web có thể khiến Google Panda seo đánh giá không cao
-
Mạng xã hội: Việc có lượt “+1” hoặc “like” và các yếu tố tương tự từ mạng xã hội là một yếu tố mà Google sử dụng để đánh giá mức độ uy tín của bạn.
-
Dấu hiệu của website bị Google Panda phạt
3.1. Gửi về thông báo khi sử dụng Webmaster Tool
Sử dụng công cụ Google Webmaster sẽ đem lại cho bạn thông tin quan trọng từ Google và cảnh báo cần thiết liên quan đến trang web của bạn, giúp bạn lập kế hoạch khắc phục kịp thời.
Nếu trang web của bạn bị phạt bởi thuật toán Google Panda, khi sử dụng Webmaster Tool bạn sẽ nhận được một thông báo nhắc nhở vi phạm.

3.2. Lượng truy cập vào Google Analytic giảm
Nếu website của bạn bị phạt bởi thuật toán Google Panda, lượng lưu lượng truy cập của bạn trên Google Analytics sẽ giảm đáng kể trong thời gian ngắn.
Để kiểm tra xem nội dung của bạn có bị trùng lặp trên các trang web khác hay không, bạn có thể sao chép một đoạn văn bản của bạn và tìm kiếm trên Google. Nếu nội dung bạn viết là hoàn toàn độc nhất và không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm, có thể bạn đang bị phạt bởi Google Panda.
Ngoài ra, các chỉ số đánh giá cho trang web cũng sẽ giảm dần, và tương tác sẽ giảm đáng kể tùy thuộc vào mức độ phạt từ Google.
-
Lý do khiến website bị dính thuật toán Google Panda
4.1. Nội dung mỏng
Nội dung mỏng hay còn được gọi là thin content, đề cập đến việc nội dung có ít thông tin và không đáng chú ý. Nó có thể ám chỉ đến việc nội dung ngắn và chất lượng nội dung không cao. Đây sẽ là nguyên nhân đầu tiên khiến website bị Google Panda seo phạt.

4.2. Nội dung dính đạo văn nhiều
Thêm một yếu tố nữa khiến Google Panda đánh trang của bạn đó là chất lượng nội dung thấp. Nó có thể bao gồm các vấn đề sau:
-
Sao chép nhiều nội dung từ các trang web khác nhau
-
Nội dung không mang lại giá trị, không hữu ích đối với người đọc
-
Các bài viết không liên quan đến chủ đề chính của trang web hoặc không có sự nhất quán về chủ đề.
-
Sự trùng lặp nội dung (duplicate content) thường xảy ra khi nội dung được sao chép trên nhiều trang web trên Internet.
-
Trùng lặp nội dung cũng có thể xảy ra trên trang web của bạn khi có nhiều trang chứa cùng một nội dung hoặc khi không có sự biến đổi đáng kể trong nội dung giữa các trang.
-
Làm thế nào để khắc phục hình phạt từ Google Panda?
5.1. Hãy tập trung vào nội dung có giá trị
Nội dung là quan trọng nhất (Content is king), vì vậy để tránh phạt từ Google, cách tốt nhất là cải thiện trang web của bạn bằng cách tạo ra nội dung hữu ích cho độc giả, loại bỏ các nội dung kém chất lượng và tránh sao chép.
Hơn nữa, các bài viết cần có độ dài đủ, tối ưu khi có từ 1.000 đến 1.200 chữ.
5.2. Tối ưu những nội dung trong bài viết
Đối với bài viết của bạn, ngoài việc quan tâm đến số lượng từ, cũng rất quan trọng để tối ưu hóa việc sử dụng các thẻ từ h2 đến h6. Hơn nữa, bạn cần đảm bảo rằng các hình ảnh trong bài viết được đặt tên chính xác và tối ưu. Điều này sẽ giúp cải thiện tốc độ tải trang, đồng thời mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn và đánh giá cao hơn.
Khi một trang web bị phạt bởi Google Panda, cần phải dành thời gian để chỉnh sửa những vấn đề trên trang web. Không thể chỉ trong một thời gian ngắn mà đã có thể hoàn thành tất cả công việc chỉnh sửa.

5.3. Nâng cao chỉ số CTR
Sau khi bạn đã tối ưu hóa nội dung, chỉ số CTR trở nên rất quan trọng. CTR đại diện cho tỷ lệ nhấp chuột của người dùng trên số lần hiển thị của trang web. Khi người dùng tìm kiếm và chọn liên kết dẫn đến trang web của bạn, gã khổng lồ này có thể đánh giá rằng bạn cung cấp nội dung tốt, vì vậy mới thu hút được sự chú ý và nhấp chuột từ người dùng.
5.4. Trên trang không để quá nhiều quảng cáo
Việc đặt quảng cáo trên website có thể mang lại nguồn thu, tuy nhiên, đặt quá nhiều quảng cáo có thể khiến Google không hài lòng. Do đó, cần duy trì một khoảng cách hợp lý giữa các vị trí quảng cáo trên trang web để tránh quá tải quảng cáo gây khó chịu cho người dùng và nguy cơ bị Google xử lý theo chính sách “Google Panda”.
-
Lời kết
Có thể thấy rằng, thuật toán Google Panda là điều được rất nhiều người làm về seo và về website quan tâm. Hy vọng rằng, những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Google Panda là gì cũng như cách khắc phục khi bị dính hình phạt từ thuật toán này. Hãy truy cập vào amaiagency.com để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích về seo và content nhé!