Meta Description là gì? Hướng dẫn viết Meta Description chuẩn SEO top 1

Meta Description đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa bài viết tiếp cận được với khách hàng mục tiêu. Vậy Meta Description là gì? Làm thế nào để viết chuẩn SEO? Hãy cùng Amaiagency tìm hiểu một cách chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.

1. Thẻ meta là gì?

Trước tiên, để hiểu rõ về Meta Description, bạn nên biết thẻ meta là gì? Thẻ meta hay còn gọi là meta tag là đoạn văn bản mô tả nội dung của trang web. Các thẻ meta không xuất hiện chính trên trang mà nó chỉ xuất hiện trong mã nguồn của trang.

Thẻ meta về cơ bản là những mô tả nội dung nhỏ giúp cho các công cụ tìm kiếm biết trang web nói về chủ đề gì.

Có 9 loại thẻ meta trong SEO mà bạn nên biết:

  • Thẻ Meta Keywords: Là một loạt các từ khóa bạn cho là có liên quan tới trang đang đề cập.

  • Thẻ Meta Title: Đây là văn bản mà bạn sẽ thấy ở đầu trình duyệt của mình. Các công cụ tìm kiếm sẽ xem văn bản này là “tiêu đề” của trang.

  • Thẻ Meta Description: Là đoạn mô tả ngắn gọn về trang.

  • Thẻ Meta Robots: Là một chỉ dẫn cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm về những gì mà họ nên làm với trang.

  • Thẻ Meta Revisit After: Là thẻ khai báo cho bộ máy tìm kiếm thời gian ghé lại website của bạn.

Thẻ meta là gì
Thẻ meta là gì
  • Thẻ Meta Content Type: Là thẻ mô tả để khai báo mã hiển thị ngôn ngữ cho trang web.

  • Thẻ Meta Viewport: Là thẻ thông báo cho trình duyệt biết cách hiển thị một website trên thiết bị di động. Bạn có thể dùng thẻ này khi muốn cho Google biết rằng nó thân thiện với thiết bị di động.

  • Thẻ Meta GEO: Là một đoạn code được chèn vào trang web nhằm mục đích cung cấp các thông tin về địa lý của doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhận được đề xuất tìm kiếm cho người dùng ở các khu vực gần.

  • Thẻ Meta Sitelink Search Box: Là hộp tìm kiếm cho đường liên kết website một cách nhanh chóng để mọi người tìm kiếm thông tin có trong trang web hoặc ứng dụng của bạn ngay trên trang tìm kiếm.

2. Meta Description là gì?

Meta Description là thẻ mô tả meta hoạt động như một bản tóm tắt gồm 155-160 ký tự mô tả nội dung chính của một trang web.

Meta Description là gì
Meta Description là gì

Các công cụ tìm kiếm hiển thị trên thẻ mô tả meta trong kết quả khi nó chứa những từ khóa đang được người dùng truy vấn. Không giống với tiêu đề trang, thẻ mô tả không phải là một yếu tố dùng để xếp hạng. Tuy nhiên, chúng lại lôi kéo người dùng nhấp qua một trang và là một phần hiệu quả trong khi SEO website.

3. Tầm quan trọng của thẻ Meta Description

Một thẻ Meta Description tốt sẽ mang lại cho bạn 3 lợi ích sau:

  • Thu hút được người dùng truy cập vào trang web, tăng tỷ lệ nhấp chuột trên cả Google và các trang mạng xã hội khác như: Facebook, Twitter…

Tầm quan trọng của thẻ mô tả meta
Tầm quan trọng của thẻ mô tả meta
  • Giúp cho công cụ tìm kiếm hiểu khái quát về nội nội dung để trang xếp hạng tốt hơn.

  • Tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng, giúp cho họ nhanh chóng nắm được nội dung mà họ sắp truy cập.

4.Cách viết thẻ Meta Description chuẩn SEO đơn giản 

4.1. Có xuất hiện từ khóa chính

Từ khóa chính là một yếu tố quan trọng nhất trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Bạn cần phải đảm bảo các từ khóa quan trọng nhất của bạn cho trang web hiển thị trong phần mô tả meta. Thông thường các công cụ tìm kiếm sẽ tô đậm ở nơi nó tìm thấy truy vấn của người dùng trong thẻ mô tả meta của bạn.

Ví dụ khi bạn tìm kiếm từ khóa “Amai seo” hoặc có thể là Amaiseo.com”.

Xuất hiện từ khóa chính
Xuất hiện từ khóa chính

4.2. Viết thẻ Meta dễ đọc 

Hãy nên viết một đoạn mô tả dễ đọc và tất nhiên là phải phù hợp với nhu cầu của người dùng. Viết thẻ mô tả dễ đọc chính là điều cần thiết trong cách viết mô tả meta chuẩn SEO.

Viết dễ đọc
Viết dễ đọc

Nếu như bạn cố gắng nhồi nhét quá nhiều từ khóa vào thẻ mô tả meta sẽ khiến cho người dùng nghĩ rằng bạn là một trang web spam. Thông thường, bạn nên bắt đầu thẻ Meta Description bằng từ khóa và nội dung chỉ chứa 1- 2 từ. Hãy chắc chắn rằng mô tả của bạn đọc giống như một câu văn bình thường,do con người viết.

4.3. Nội dung phải hấp dẫn, phù hợp với trang

Việc tạo một nội dung thật sự hấp dẫn để thu hút người đọc, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới quyết định của khách hàng, quan trọng nhất chính là vẫn phải phù hợp với nội dung trong bài viết và những gì mà khách hàng họ đang tìm kiếm.

Đây là ví dụ khi tìm kiếm từ khóa “Khóa học SEO Amai Agency”.

Nội dung phù hợp với trang
Nội dung phù hợp với trang

4.4. Độ dài thẻ hợp lý

Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong để viết thẻ mô tả meta chuẩn SEO. Một mô tả meta nên dài không được quá 155- 160 ký tự và tốt nhất là 120 mặc dù dạo gần đây Google đang thử nghiệm những đoạn mô tả dài hơn.

Độ dài của thẻ phải hợp lý
Độ dài của thẻ phải hợp lý

Nếu như quá dài, thẻ mô tả meta của bạn sẽ bị mất hiển thị đoạn nội dung còn lại. Chính vì thế, hãy chắc chắn rằng bất kỳ một từ khóa quan trọng nào ở gần phía trước.

4.5. Không được trùng lặp mô tả meta

Không trùng lặp mô tả
Không trùng lặp mô tả

Đây cũng vẫn là một yếu tố quan trọng khác trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Cũng giống với thẻ tiêu đề, mô tả meta đều phải được viết khác nhau cho mỗi trang. Google có thể phạt bạn vì sao chép hàng loạt mô tả meta của bạn.

4.6. Xem xét sử dụng đoạn mã thú vị

Yếu tố này là khá quan trọng trong cách viết Meta Description chuẩn SEO. Tuy nhiên, đây lại là điều ít ai chú ý đến. Bằng cách sử dụng đánh dấu lược đồ, bạn cũng có thể thêm các yếu tố vào thẻ mô tả để tăng thêm sức hấp dẫn của chúng.

Ví dụ như: xếp hạng sao, xếp hạng khách hàng, thông tin của sản phẩm…

Sử dụng đoạn mã phong phú, thú vị
Sử dụng đoạn mã phong phú, thú vị

5. Kết Luận

Trên đây là những thông tin về Meta Description và cách viết Meta Description chuẩn SEO. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể viết thẻ mô tả meta một cách dễ dàng. Đừng quên truy cập hàng ngày website AmaiAgency.com để đọc thêm nhiều bài viết về kiến thức SEO khác mỗi ngày nhé.

 

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Chưa phân loại
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Chưa phân loại
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template