Giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh, làm sao để khách hàng chọn sản phẩm/ dịch vụ của mình là điều mà doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. USP Marketing ra đời nhằm chỉ ra điểm khác biệt của mình so với các đối thủ, cùng Amai Agency tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. USP Marketing là gì?
USP là viết tắt của Unique Selling Point, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là điểm bán hàng độc nhất. USP marketing là yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm/ dịch vụ của bạn với các đối thủ cạnh tranh.

Hiểu một cách đơn giản thì USP chính là những gì bạn có mà các đối thủ cạnh tranh khác lại không có. Một USP tốt sẽ khiến khách hàng quyết định chọn thương hiệu/ sản phẩm/ dịch vụ của bạn thay vì những doanh nghiệp khác.
2. Lợi ích của USP Marketing đối với doanh nghiệp là gì?

2.1. USP giúp sản phẩm/ dịch vụ dễ dàng phân biệt
USP giúp doanh nghiệp không bị phai mờ trong mắt khách hàng, giúp sản phẩm/ dịch vụ của bạn ghi được dấu ấn nhất định trong lòng họ, tạo ra cơ hội nằm trong mục ưu tiên mua sắm của khách hàng.
2.2. USP Marketing giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu
Doanh thu của doanh nghiệp có thể tăng, thậm chí là vượt xa mức kỳ vòng nhờ vào USP sản phẩm. Khách hàng thường sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ nào đáp ứng đủ các nhu cầu từ lợi ích sản phẩm mang lại đến giá bán.
Những người tiêu dùng thông minh sẽ luôn sẵn sàng chi mức giá cao nhất cho những thương hiệu nổi tiếng mà họ cho rằng sản phẩm/ dịch vụ là tốt nhất.
2.3. Tạo sự trung thành của khách hàng với USP Marketing
Nếu bạn thúc đẩy được USP mang lại những giá trị tốt đẹp cho khách hàng thì họ sẽ có xu hướng tái sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn trong tương lai. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp mình qua USP sản phẩm.
2.4. Đưa doanh nghiệp lên đầu thị trường với USP Marketing
Làm tốt USP sản phẩm sẽ giúp bạn chiến thắng các đối thủ cạnh tranh và leo lên vị trí Top 1 trong thị trường. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chứng minh uy tín của mình với các khách hàng.
3. Cách xác định USP Marketing của sản phẩm như thế nào?

3.1. Xác định USP sản phẩm cần đặt mình vào vị trí của khách hàng
Để xác định chính xác được USP sản phẩm, bạn cần đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng để biết được họ muốn gì để có thể đáp ứng đúng nhu cầu đó.
Ví dụ, bạn đang kinh doanh các mặt hàng về thời trang nữ, để xác định USP sản phẩm, bạn có thể đưa ra một số câu hỏi như:
– Khách hàng thường mặc những bộ trang phục này vào những dịp nào trong năm?
– Chất liệu vải mà các khách hàng ưa thích là loại nào?
– Màu sắc đang thịnh hàng nhất hiện nay là màu nào?
– Số tiền mà khách hàng có thể chi trả cho sản phẩm là bao nhiêu?…
3.2. Đặt mình là khách hàng và trả lời những câu hỏi để tìm được USP sản phẩm
Sau khi đã có được danh sách các câu hỏi, bạn cần tìm được câu trả lời bằng cách tự trả lời với cương vị là một khách hàng.Một USP sản phẩm được coi là hiệu quả khi nó đáp ứng được hai yếu tố là duy nhất và phù hợp với kinh tế.
Sau đó, bạn tiến hành tổng hợp lại thông tin và có thể thực hiện một số cuộc khảo sát khách hàng để so sánh kết quả lại với nhau để có thể lọc được thông tin hữu ích nhất.
3.3. Xác định giá trị mà sản phẩm/ dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng
Tiếp đó, bạn cần xem xét sản phẩm/ dịch vụ của mình đáp ứng được những nhu cầu nào của khách hàng bằng cách liệt kê ra tất cả những tính năng của sản phẩm .
3.4. Xác định USP sản phẩm/ dịch vụ của bạn là gì
Cuối cùng, hãy tìm kiếm một giá trị độc nhất chỉ sản phẩm/ dịch vụ của bạn mới có để tạo nên sự khác biệt, dễ dàng tạo điểm nhấn trong tâm trí khách hàng. Bạn lưu ý tuyệt đối không bắt chước các đối thủ vì điều này sẽ khiến khách hàng coi bạn là bản sao, kém chất lượng.
Sau khi hoàn thành xong các bước trên, bạn sẽ xác định được USP sản phẩm/ dịch vụ của mình là gì. Từ đó có thể triển khai chiến lược khai thác, đẩy mạnh các hoạt động liên quan để khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của bạn hơn.
4. Cách để phát triển USP marketing sản phẩm/ dịch vụ cho doanh nghiệp
4.1. Cách triển khai USP marketing – Nghiên cứu khách hàng

Để triển khai USP marketing cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thì bạn cần kết nối với người tiêu dùng để nắm được thái độ, hành vi và sở thích của họ.
Bạn cần nghiên cứu cả khách hàng cũ và cả những khách hàng tiềm năng để vừa có thể giữ chân những khách hàng trung thành, vừa có thể tiếp cận được những khách hàng mới.
4.2. Tìm kiếm thông tin về đối thủ để triển khai chiến lược USP marketing

Qua việc tìm kiếm thông tin về các đối thủ để triển khai chiến lược USP marketing sẽ giúp bạn biết được đối thủ có những chính sách bán hàng nào, những tính năng nào mà bạn chưa có. Từ đó, bạn sẽ biết được bạn cần làm gì để trở nên khác biệt hơn.
Sau quá trình nghiên cứu, tìm kiếm, bạn sẽ tìm được USP sản phẩm/ dịch vụ bạn cần là gì. Một số điểm bán hàng độc nhất mà bạn có thể quan tâm như: Tính năng, giá cả, chất lượng, dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự tiện lợi,…
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về USP marketing mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm USP trong marketing là gì, cũng như biết được cách tạo USP cho sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình. Cuối cùng, đừng quên ghé qua amaiagency.com để xem qua một số dịch vụ về marketing mà chúng tôi đang cung cấp nhé!