Tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website giúp khách hàng có thể thanh toán đơn hàng nhanh chóng, an toàn, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn chưa tích hợp thì hãy cùng AMAI Agency tìm hiểu chi tiết các bước làm trong bài viết này nhé!
1. Vì sao bạn nên tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website?

Một nghiên cứu của Allied Market Research về thanh toán điện tử tại Việt Nam trong giai đoạn 2020-2027 đã chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng của thanh toán di động ước tính là 30,2%. Đồng thời, theo số liệu tổng hợp của Bluesnap, đến năm 2026, ví điện tử (54%), thẻ tín dụng (16%), và thẻ ghi nợ (10%) dự kiến sẽ là phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại điện tử toàn cầu.
Như vậy, tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website là xu thế tất yếu không chỉ ở Việt Nam mà là toàn thế giới, mang lại rất nhiều lợi ích đối với cả khách hàng và doanh nghiệp.
1.1 Đối với khách hàng
- Mang lại sự tiện lợi cho người mua hàng với khả năng thanh toán đơn hàng và hoàn tất giao dịch chỉ trong vài giây.
- Dễ dàng quản lý nguồn tiền từ các đơn hàng trực tuyến.
- Giải quyết “điểm đau” (pain-point) của thanh toán trực tuyến so với thanh toán khi nhận hàng mà không làm thay đổi chính sách về sản phẩm hay giá.
1.2 Đối với doanh nghiệp
- Tiết kiệm thời gian và chi phí logistics khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website.
- Nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng tại điểm bán offline và cả trên Website của doanh nghiệp.
- Dễ dàng áp dụng các chiến dịch quảng cáo ưu đãi, giảm giá và voucher.
- Tăng tính bảo mật và an toàn cho nguồn tiền và thông tin khách hàng qua việc tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website, tránh mất mát hoặc thất thoát nguồn tiền.
Có thể thấy cổng thanh toán trực tuyến mang lại rất nhiều sự thuận tiện và lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp, đồng thời giúp thương hiệu nắm bắt các nhu cầu và xu hướng đang phát triển trên thị trường một cách nhanh chóng.
Bạn có thể quan tâm tới Hướng dẫn tạo nút gọi trên website WordPress từ A-Z
2. Chi tiết 4 cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website
Để tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website, bạn có thể lựa chọn 4 cách thanh toán khác nhau, bao gồm: PayPal, Visa Master, ví điện tử VNPAY và kênh trung gian. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu của đối tượng mục tiêu cũng như khả năng quản lý để tích hợp cổng thanh toán phù hợp nhất cho Website của mình nhé.
2.1 Cổng thanh toán PayPal

Cổng thanh toán PayPal là một giải pháp hiệu quả để tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website với chi phí tiết kiệm. Đây là một ví điện tử phổ biến được sử dụng toàn cầu, mang lại cho người mua khả năng thanh toán nhanh chóng, đảm bảo an toàn và bảo mật tuyệt đối.
Người dùng PayPal có thể đăng ký ứng dụng hoàn toàn miễn phí, và khi thực hiện thanh toán, cửa sổ PayPal xuất hiện, khách hàng chỉ cần đăng nhập và xác nhận thanh toán. Và trong trường hợp giao dịch không thành công, hệ thống đảm bảo hoàn trả 100% cho người mua.
Cách tích hợp PayPal vào Website cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Truy cập trang quản trị của website và chọn cấu hình.
Bước 2: Chọn mục thanh toán trong cấu hình và chọn PayPal.
Bước 3: Thiết lập các thông số cần thiết bằng cách đăng ký kết nối website với PayPal.
Bước 4: Lưu lại để hoàn tất quá trình tích hợp.
2.2 Thẻ thanh toán quốc tế Visa/ Mastercard

Nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng đã ngày càng gia tăng trong những năm gần đây kéo theo sự phổ biến của tính năng tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website bằng các loại thẻ Visa và Master. Các thẻ tín dụng nội địa và quốc tế như thẻ Master, Visa, Discover Visa nội địa, Express hay American, đều có thể tích hợp linh hoạt với các trang web.
Ngoài ra, người mua còn có thể sử dụng các thẻ ngân hàng có tích hợp dịch vụ Internet banking để thực hiện mua sắm online và thanh toán một cách dễ dàng. Điều này giúp tăng cường tiện ích và linh hoạt trong quá trình thanh toán trực tuyến, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
2.3 Kênh thanh toán trung gian

Lựa chọn tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website thông qua một bên trung gian là phương thức được áp dụng từ lâu và vẫn là một sự chọn lựa khá phổ biến. Người mua hàng cần đăng ký tài khoản trên nền tảng của bên trung gian, tương tự như việc sử dụng ví điện tử, để thực hiện thanh toán.
Tuy nhiên, một hạn chế của hình thức này là người bán hàng phải chịu trách nhiệm thanh toán phí liên quan. Điều này có nghĩa là, khi giá trị sản phẩm tăng lên, doanh nghiệp hay chủ shop sẽ phải đối mặt với chi phí thanh toán tăng lên theo tỷ lệ phần trăm, có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối năm.
2.4 Cổng thanh toán VNPAY
VNPAY hỗ trợ các loại thẻ nội địa thông qua kết nối trực tiếp với ngân hàng, cũng như các thẻ quốc tế như VISA, MasterCard, JCB, và ví điện tử VnMart. Cổng thanh toán này đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật cao, được chứng nhận bởi Ngân hàng Nhà nước và có các chứng chỉ quốc tế như Trustwave (Trusted Commerce) và PCI DSS. VNPAY sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn đảm bảo tính bảo mật cao khi tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website.

Để kết nối với cổng thanh toán VNPAY, trang của bạn cần đảm bảo các điều sau đây:
- Sản phẩm/dịch vụ phải có đầy đủ chính sách giao hàng, bán hàng và hoàn trả.
- Giao diện web phải hỗ trợ chức năng đặt hàng.
- Cần có giấy xác nhận từ cơ quan thuế về tài khoản nhận tiền, chứng nhận tên miền (đối với tên miền Việt Nam) và đăng ký kinh doanh.
- Website đã đăng ký với Bộ Công thương.
Sau quá trình kết nối kỹ thuật trong 3-7 ngày, Website của bạn sẽ có giao diện thanh toán chuyên nghiệp, an toàn và hiệu quả, được đảm bảo bởi cổng thanh toán VNPAY.
3. Tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website cần lưu ý gì?

- Khả năng tương thích: Bạn cần phải nắm được nền tảng công nghệ mà Website đang sử dụng là gì và nó có đảm bảo tương thích với các cổng thanh toán bạn muốn tích hợp hay không.
- Bảo mật: Bảo mật thông tin khách hàng có ảnh hưởng quan trọng đến uy tín của trang. Do đó, việc chọn lựa cổng thanh toán trực tuyến cần tuân thủ các tiêu chuẩn bảo mật cao và đáng tin cậy.
- Quy trình thanh toán: Bạn cần lựa chọn cổng thanh toán và hình thức thanh toán trực tuyến phù hợp với quy trình thanh toán mà doanh nghiệp mong muốn thực hiện.
- Phí dịch vụ: Trong quá trình tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website, hãy lưu ý đến các chi phí liên quan và mức phí cho mỗi đơn hàng thành công. Và bạn cũng cần xem xét và điều chỉnh phí dịch vụ sao cho phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.
- Khả năng tùy chỉnh: Bạn cần nắm rõ các thao tác thanh toán trên Website để có có thể đánh giá và thực hiện những thay đổi khi cần thiết. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và theo kịp những thay đổi trong doanh nghiệp của bạn.
Bạn có thể quan tâm tới Hướng dẫn tích hợp Google Map vào website thành công ngay lần đầu
4. Lời kết
Trên đây là hướng dẫn tích hợp thanh toán trực tuyến vào Website từ A-Z. Hy vọng bài viết đã giúp bạn tích hợp cổng thanh toán một cách dễ dàng và hiệu quả. Hãy tiếp tục truy cập amaiagency.com để biết thêm nhiều thủ thuật chăm sóc Website khác nhé!