Nếu bạn muốn trở thành một người làm Marketing giỏi thì việc nắm rõ các thuật ngữ, khái niệm trong ngành là điều cần thiết. Bài biết hôm nay, Amai Agency sẽ chia sẻ đến bạn 9 thuật ngữ Marketing thông dụng hiện nay. Theo dõi và ghi chép thông tin lại nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Thuật ngữ Marketing là gì?
Thuật ngữ marketing là những từ ngữ chuyên biệt được sử dụng trong ngành marketing để diễn đạt các khái niệm, ý nghĩa đặc thù của lĩnh vực này. Các thuật ngữ này giúp cung cấp một ngôn ngữ chung, hiệu quả cho các chuyên gia, nhà quản lý marketing để truyền đạt thông tin, thảo luận, thực hiện các chiến lược, kế hoạch, hoạt động marketing.
2. Vai trò của thuật ngữ Marketing bạn nên biết
Thuật ngữ marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kiến thức chuyên môn. Khi hiểu, sử dụng các thuật ngữ này, bạn có thể nắm vững các khái niệm, nguyên tắc trong lĩnh vực marketing, từ đó nâng cao hiệu quả công việc, đưa ra quyết định thông minh.
Việc am hiểu, sử dụng thuật ngữ marketing chính xác thể hiện sự chuyên môn, hiểu biết sâu về lĩnh vực này. Điều này có thể tạo sự tin tưởng từ đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, mang lại lợi thế cạnh tranh trong ngành.
Tóm lại, thuật ngữ marketing đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, xây dựng kiến thức, thể hiện sự chuyên môn, đồng thuận chung trong lĩnh vực marketing. Hiểu, sử dụng thuật ngữ này mang lại lợi ích về thông tin, hiệu quả công việc, tạo sự tin tưởng trong ngành.
3. Top 9+ thuật ngữ Marketing thông dụng nhất hiện nay
3.1 Thuật ngữ Digital Marketing
Digital marketing hay còn được gọi là tiếp thị kỹ thuật số là hình thức truyền thông mà doanh nghiệp sử dụng thông qua các thiết bị kỹ thuật số. Đây là phương pháp nhằm thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Trong digital marketing, các doanh nghiệp tạo ra, truyền tải thông điệp tiếp thị thông qua các kênh trực tuyến như trang web, mạng xã hội, email, quảng cáo trực tuyến, video trực tuyến, nội dung số, ứng dụng di động,….
Mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tiếp cận, tương tác với khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn, tăng khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn, nâng cao hiệu suất tiếp thị.
3.2 Định vị thương hiệu – Thuật ngữ trong Marketing
Brand Positioning (Định vị thương hiệu) là quá trình tạo dấu ấn cho sản phẩm hoặc thương hiệu trong tâm trí khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Tập hợp các hoạt động, chiến lược nhằm xác định, định hình cách mà sản phẩm hoặc thương hiệu được khách hàng nhận thức, liên kết với một giá trị độc đáo, đặc trưng.
Khi định vị thương hiệu thành công, sản phẩm hoặc thương hiệu sẽ trở nên khác biệt, độc đáo trong mắt khách hàng. Điều này giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng thu hút, giữ chân khách hàng, tạo nên một hình ảnh, định danh riêng biệt cho thương hiệu.
3.3 Thuật ngữ Brand Awareness
Nhận diện thương hiệu trong Marketing là quá trình xác định, tạo dựng các thành tố đặc trưng để người tiêu dùng có thể nhận ra, nhớ đến thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm. Để tạo ra sự nhận diện doanh nghiệp thường sử dụng nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm giá trị, đặc điểm nổi bật của sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp.
Ví dụ, khi nhắc đến thương hiệu Toyota, người dùng sẽ liên tưởng ngay đến ôtô. Hoặc khi nhìn thấy logo ngôi sao, mặt cười khách hàng có thể dễ dàng nhận ra đó là thương hiệu trà sữa TocoToco. Những ví dụ này cho thấy mức độ nhớ lại, nhận ra của khách hàng đối với các thương hiệu đã được xây dựng thành công.
3.4 Tạo nhu cầu – Demand Generation
Demand Generation, hay còn gọi là Tạo ra nhu cầu, là quá trình kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Việc tạo ra nhu cầu được dựa trên các dữ liệu thu thập được từ chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số, nhằm tạo ra nhận thức, sự quan tâm đối với sản phẩm từ phía khách hàng.
3.5 Quản lý hiệu suất của doanh thu
Thuật ngữ quản lý hiệu suất doanh thu trong lĩnh vực marketing được hiểu là việc duy trì hành động mua lại hoặc mua thêm sản phẩm nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu của hoạt động này là tập hợp, sử dụng chung dữ liệu, quy trình, ngôn ngữ thống nhất cho toàn bộ nhóm trong doanh nghiệp.
Mục đích chính của quản lý hiệu suất doanh thu là thu thập, sử dụng dữ liệu liên quan để hiểu rõ hơn về hành vi mua hàng của khách hàng, nhận biết các xu hướng, mô hình mua hàng, từ đó phát triển các chiến lược tiếp thị, bán hàng hiệu quả hơn.
3.6 Chân dung khách hàng (Buyer Persona)
Chân dung khách hàng là thuật ngữ marketing được nhiều bạn quan tâm, nó thường được sử dụng để mô tả, xác định đặc điểm khách hàng lý tưởng. Xác định chân dung khách hàng qua yếu tố nhân khẩu học, hành vi,…Đây là những yếu tố mà các nhà tiếp thị cần hiểu rõ để tạo ra một phác thảo chân dung khách hàng chi tiết, chính xác.
Tuy nhiên, chân dung khách hàng không phải là một miêu tả chính xác, cụ thể về từng khách hàng cá nhân. Thay vào đó, nó là một bản phác thảo tổng quát dựa trên các đặc điểm chung của nhóm khách hàng mục tiêu.
3.7 Hỗ trợ bán hàng – Sales Enablement
Hỗ trợ bán hàng là việc kết hợp một cách hoàn hảo giữa việc đào tạo công cụ, nội dung để tăng cường hiệu quả hoạt động của đội ngũ bán hàng. Bộ phận bán hàng cần được đào tạo thường xuyên, định kỳ, cập nhật thông tin để áp dụng các chiến lược tư vấn bán hàng phù hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cần hướng dẫn nhân viên bán hàng về cách giao tiếp với khách hàng dựa trên từng tình huống cụ thể.
3.8 Public Relations
Trong lĩnh vực tiếp thị và truyền thông, chúng ta thường gặp thuật ngữ viết tắt “PR”. Vậy thì PR là gì? PR là viết tắt của cụm từ “Public Relations”, có ý nghĩa là quan hệ công chúng. Một cách đơn giản, PR là một phần của lĩnh vực truyền thông, nó liên quan đến việc quảng bá, xây dựng hình ảnh hoặc thương hiệu cho một doanh nghiệp.
Qua hoạt động PR, một doanh nghiệp có thể tạo ra sự nhận biết, uy tín trong ngành công nghiệp của mình. Nó giúp xây dựng lòng tin từ khách hàng, nhà đầu tư. cộng đồng, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển, thành công của doanh nghiệp.
3.9 Case Study
Trong lĩnh vực marketing, case study thường được hiểu là một nghiên cứu thực tế, chi tiết về hiệu quả của một công cụ hoặc chiến lược cụ thể. Case study marketing tập trung vào việc phân tích, đánh giá các thành tựu có thể đo lường được, ví dụ như tăng tỷ lệ chuyển đổi, giảm chi phí quảng cáo hoặc tăng doanh số.
Mục tiêu của case study marketing là chứng minh rằng một công cụ hoặc chiến lược cụ thể đã mang lại lợi ích, thành công cho doanh nghiệp. Nó không chỉ tạo niềm tin, động lực cho khách hàng tiềm năng, mà còn là một cách để chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ các chiến dịch thành công.
4. Lời kết
Hy vọng những thông tin về thuật ngữ Marketing được tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn có được một lượng kiến thức hữu ích. Đừng quên để lại bình luận phía bên dưới hoặc truy cập amaiagency.com để đọc thêm nhiều bài viết khác.