Tốc độ trang web ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất trang cũng như trải nghiệm của người dùng. Do đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá tốc độ web để có thể nhanh chóng cải thiện nếu hiệu quả không cao. Cùng Amai Agency điểm qua 10 công cụ test tốc độ website phổ biến nhất dưới đây nhé!
1. Lý do bạn nên kiểm tra và đánh giá tốc độ website

Một số lý do bạn test tốc độ website thường xuyên có thể kể đến như:
– Tốc độ trang web ảnh hưởng đến SERP ( Công cụ tìm kiếm chỉ quét trong thời gian ngắn để cho ra kết quả), nếu tốc độ website của bạn không đáp ứng được trong thời gian ngắn đó thì kết quả xếp hạng của bạn sẽ thấp hơn.
– Lưu lượng truy cập website: Nếu website của bạn tải chậm thì sẽ có nguy cơ mất lượng khách truy cập tiềm năng lên đến 40% ( Theo nghiên cứu của Gomez), hoặc trong trường hợp tệ hơn là bạn sẽ mất đi khách mua hàng.
– Ảnh hưởng đến SEO: Công cụ tìm kiếm cần đảm bảo danh tiếng và độ uy tín của nó nên sẽ thường không đánh giá cao các tranh có tốc độ thấp, gây ra trải nghiệm không tốt cho người dùng.
2. Top 10 công cụ test tốc độ website phổ biến nhất
2.1. Gtmetrix – Công cụ đo tốc độ website hiệu quả
GTmetrix là công cụ được sử dụng để test tốc độ website khá phổ biến bởi sự linh hoạt và cho phép người dùng chọn nhiều máy chủ khác nhau hoàn toàn miễn phí.

Với công cụ này, bạn sẽ có được kết quả đánh giá trực quan, chi tiết nhất và đi kèm với những gợi ý giúp bạn thay đổi nội dung của website dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng công cụ này để kiểm tra, điều chỉnh kết nối xem website hoạt động như thế nào trên các đường truyền có tốc độ khác nhau.
2.2. Test tốc độ load trang với WebPagetest
Công cụ test tốc độ website WebPagetest có thể kiểm tra tốc độ trang web từ nhiều địa điểm trên khắp thế giới bằng Internet Explorer, Edge hay Chrome,… hoàn toàn miễn phí.

Các tính năng chính của WebPagetest bao gồm kiểm tra giao dịch nhiều bước, quay video và chặn nội dung.
Sau quá trình kiểm tra, bạn sẽ nhận được các biểu đồ waterfall về việc tải tài nguyên, sự tối ưu hóa tốc độ trang và đề xuất một số cải tiến.
2.3. Sử dụng Pingdom để test tốc độ website

Pingdom là công cụ test tốc độ website có tính năng giám sát uptime và downtime rất hiệu quả và hoàn toàn miễn phí. Công cụ sử dụng hơn 70 địa điểm bỏ phiếu toàn cầu để kiểm tra các trang web, sau khi kết thúc bạn sẽ nhận được thông tin về hiệu suất và những lỗi gây cản trở tốc độ load trang.
Trong trường hợp bạn muốn theo dõi hiệu quả của trang sâu và chi tiết hơn thì bạn có thể đăng ký sử dụng phiên bản trả phí với 10$/ tháng.
2.4. Google PageSpeed Insights – Công cụ test tốc độ website thuộc Google
Google Pagespeed Insight thuộc quyền sở hữu của Google nên các số liệu về trải nghiệm người dùng sẽ đều dựa trên hiệu suất của website trên Chrome UX Report, các thiết bị di động và máy tính để bàn.

Công cụ test này sẽ cho bạn các dữ liệu về cá lý thuyết và thực tế, trong đó dữ liệu lý thuyết sẽ liên quan đến các vấn đề về hiệu suất, còn dữ liệu thực tế sẽ chứa dữ liệu về hiệu suất real time mà người dùng truy cập.
2.5. Google Test My Site – Công cụ đo tốc độ website trên di động
Ngày nay, điện thoại di động được coi là một vật bất ly thân của mỗi người, nên khi thiết kế website cho thiết bị di động cũng cần duy trì hiệu suất tương đương với máy tính để bàn.

Test My Site là công cụ test tốc độ trang web cho thiết bị di động, đưa ra điểm chuẩn so với đối thủ cạnh tranh và cung cấp báo cáo tùy chỉnh cùng với một số đề xuất để cải thiện hiệu quả trang.
2.6. Công cụ test tốc độ website hiệu quả KeyCDN
Với khả năng kiểm tra tốc độ trang web từ 14 địa điểm khác nhau, KeyCND trở thành một trong những công cụ test website vô cùng hữu ích.

Bên cạnh việc kiểm tra tốc độ của cả trang và kiểm tra định vị địa lý, KeyCND còn có thể thực hiện kiểm tra tấn công SSL FREAK để đảm bảo an toàn cho SSL/TLS của website.
2.7. Yslow – Công cụ test tốc độ website free

Yslow là công cụ test website hoàn toàn miễn phí hỗ trợ phân tích hiệu suất của một trang web dựa vào 23 trong tổng số 34 quy tắc của Yahoo đối với những website có hiệu suất cao.
Yslow giống như một plugin cho trình duyệt web và một script dòng lệnh cho máy chủ Node.js và PhantomJS. Ban đầu, YSlow được triển khai từ Firefox nên công cụ cho phép truy cập đầy đủ vào thông tin thành phần của trang thông qua Firebug Net Panel.
2.8. Công cụ kiểm tra tốc độ website Dotcom Monitor
Các công cụ của Dotcom cho phép bạn test tốc độ website từ 20 địa điểm trên toàn cầu dựa trên trình duyệt của máy tính và thiết bị di động.

Ưu điểm lớn nhất của Dotcom là tất cả các bài kiểm tra theo địa điểm đều có thể thực hiện cùng một lúc, sau khi test xong bạn sẽ nhận được báo cáo hiệu suất và cả báo cáo waterfall riêng lẻ từ mỗi địa điểm.
2.9. Test tốc độ load trang với Geek Flare
Geek Flare là công cụ kiểm tra tốc độ trang web với nhiều tính năng thú vị khác như kiểm tra bảo mật SSL/TLS và Broken Link,…

Với Geek Flare bạn có thể kiểm tra tốc độ load trang của mình trên máy tính để bàn hoặc trên thiết bị di động từ nhiều địa điểm trên khắp cả thế giới.
2.10. Công cụ test tốc độ tải trang – Site Speed (Google Analytics)

Site speed là một phần của Google Analytics, có khả năng đánh giá hiệu suất trang web dựa trên ba khía cạnh: thời gian load trang, tốc độ thực hiện và thời lượng phân tích.
Báo cáo thử nghiệm được gửi về cho bạn sẽ chứa bản phân tích chi tiết về các trang riêng lẻ và hiệu suất tài nguyên cũng như một số mẹo tối ưu hóa phù hợp.
3. Lời kết
Trên đây là Top 10 công cụ test tốc độ website phổ biến nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp lựa chọn được công cụ phù hợp để kiểm tra chính xác được hiệu quả của trang, từ đó đưa ra những đánh giá hay những giải pháp cụ thể để duy trì và cải thiện hiệu suất cho trang. Cuối cùng, đừng quên ghé qua amaiagency.com để tham khảo qua dịch vụ chăm sóc website mà chúng tôi đang cung cấp nhé!