Hướng dẫn Cách test schema google có hoạt động hay không? 

Sau khi cài đặt schema bạn cần phải làm một việc quan trọng đó là test schema google đã được thêm vào trang website hay chưa? Trong bài viết này Amai Agency sẽ bật mí cho bạn công cụ kiểm tra schema nhé! 

1. Các lỗi thường gặp khi cài schema cho website 

Công cụ test schema google
Công cụ test schema google

Test schema google là một công đoạn quang trọng, nhưng điều đó là chưa đủ vì khi cài schema sẽ có thể xảy ra nhiều lỗi hơn bạn tưởng. Dưới đây là những lỗi thường thấy khi cài schema:

Lựa chọn sai loại schema 

Nhiều người cho rằng càng nhiều schema thì càng tốt, tuy nhiên điều đó hoàn toàn ngược lại. Nếu ở trang sản phẩm bạn không nên lựa chọn schema tác giả hoặc local businesses. Ở mỗi trang hãy chọn ra các shema phù hợp để tránh tạo sự phức tạp trong quá trình đọc dữ liệu trang website. 

Quá nhiều schema 

Một vấn đề mà nhiều SEOer mắc phải, học thêm quá nhiều loại schema trên cùng một trang điều này có thể khiến Google hiểu lầm và đánh giá bạn là spam. Nhiều hơn không phải lúc nào cũng tốt, thay vì đó hay sử dụng vừa đủ và phù hợp. Càng lắm schema bạn sẽ phải test schema google nhiều vì nó có thể bị phạt bất cứ lúc nào. 

Sử dụng sai loại code 

Các loại schema bị sai đoạn code là lỗi thường hay gặp nhất. Trước khi thêm schema, bạn cần phải chuyển các đoạn cấu trúc dữ liệu sang JSON để giúp Google nhận diện nhanh hơn. 

Dù là lỗi gì thì khi cài schema cũng thường hay gặp phải lỗi không nạp được vào cho website. Chính vì vậy, bạn cần test schema google thường xuyên để theo dõi.  

2. Các công cụ test schema google miễn phí 

Hiện tại có rất nhiều công cụ giúp bạn test schema google tuy nhiên để kiểm tra chuẩn nhất bạn có thể làm theo như sau

Cách test schema google trong Schema.org

Đây là cách test schema google chuẩn nhất vì nó là nằm trong bộ công cụ của Google. Tính năng này cho bạn kiểm tra tính chính xác của đoạn schema. Công cụ này là Google Structured Data Testing Tool (SDTT). Đặc biệt công cụ này hoàn toàn miễn phí và dễ sử dụng, bạn có thể kiểm tra bằng cách:

Bạn chỉ có thể nhập địa chỉ URL của trang web của mình khi chọn “FETCH URL”.

Cách kiểm tra schema của website
Cách kiểm tra schema của website

Bấm vào nút CHẠY KIỂM TRA và Google kiểm soát đoạn dữ liệu có cấu trúc trên trang web của bạn, đưa ra một số kết quả về toàn bộ số mục cũng như các lỗi, cảnh báo. Ví dụ: sử dụng địa chỉ URL của chúng tôi https://amaiagency.com/, SDTT cho kết quả như sau.

Đoạn schema không bị lỗi gì khi test schema google
Đoạn schema không bị lỗi gì khi test schema google

Theo trang web của Amai Agency, SDTT đã phát hiện 0 mục không có lỗi hoặc cảnh báo. Bạn có thể nhấp vào bất kỳ mục nào để xem lược đồ đánh dấu. Bạn cũng có thể nhấp vào một trường kết quả cụ thể và mã tương ứng sẽ được hiển thị trên màn hình bên trái.

Một lựa chọn khác mà SDTT đưa ra là kiểm tra một phần cụ thể của mã lược đồ đánh dấu của bạn. Bạn có thể nhấp vào tab “Đoạn mã” và dán mã của mình.

Kiểm tra schema bằng đoạn mã đánh dấu đã tạo
Kiểm tra schema bằng đoạn mã đánh dấu đã tạo

Bấm vào nút CHẠY KIỂM TRA. Kết quả cho mã cụ thể được xuất hiện. Bạn có thể click vào các trường trong bảng kết quả để xem mã tương ứng như trước.

Lưu ý: Hãy nhớ rằng mã dữ liệu có cấu trúc được thêm vào vùng <head> trên trang web của bạn. Và để đoạn code dưới dạng ngôn ngữ “ld+json”.

Cách test schema google trong WordPress

Nếu website của bạn đang sử dụng WordPress thì bạn có thể test schema google ngay tại giao diện của nó. Bạn thực hiện theo các cách sau đây:

Trong thanh quản trị WordPress, di chuột vào menu Schema và xem các tùy chọn của bạn.

Test schema google trên WordPress
Test schema google trên WordPress

Sau khi nhấp vào liên kết kiểm tra, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang kết quả  kiểm tra nhiều định dạng 

Kết quả trả về của schema hoàn chỉnh
Kết quả trả về của schema hoàn chỉnh

Cách kiểm tra schema bằng Schema App

Chỉ cần dán Url trang website của bạn vào, công cụ sẽ tự động phân tích. Sau quá trình thu thập dữ liệu, sẽ cho ra bảng báo cáo trực quan dưới dạng danh sách và biểu đồ

Ứng dụng kiểm tra schema miễn phí
Ứng dụng kiểm tra schema miễn phí

3. Cách tối ưu schema cho SEO 

Ngoài việc kiểm tra schema có được thêm vào trang web, bạn cũng nên tối ưu nó để phát huy tối đa chức năng của yếu tố này. Cụ thể, bạn nên tối ưu schema cho thiết bị di động và sử dụng schema cho từng loại nội dung.

Thực hiện thêm các loại schema mà nhiều người bỏ qua: schema địa phương, schema event,… Sử dụng thêm các kỹ thuật cài schema nâng cao bằng Google Tag Manager để không bị nặng website và tránh bị Google phạt do trùng lặp nhiều nội dung schema giống nhau. 

Bên cạnh đó bắt buộc bạn cần phải theo dõi schema đó để đánh giá độ hiệu quả trong SEO. Nếu gặp lỗi thì cần sửa ngay hoặc nếu không thấy có tín hiệu tích cực có thể sự dụng bộ schema khác. 

Tạo schema chuẩn SEO bằng tool AmaiSeo

Ngoài việc phải thường xuyên test schema google thì để hạn chế gặp lỗi nhất, bạn cần có schema phù hợp cho riêng webiste của bạn. Vậy nếu bạn không biết code thì phải làm sao? Đừng lo vì tool AmaiSeo sẽ giúp bạn làm điều đó 

Cách tạo schema bằng tool AmaiSeo theo các bước sau:

Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản AmaiSeo và chọn mục “ Tạo schema”

Đăng nhập tài khoản AmaiSeo
Đăng nhập tài khoản AmaiSeo

Bước 2: Lựa chọn loại loại schema( FAQ, Event, Product,…)

Chọn loại schema muốn chỉnh sửa
Chọn loại schema muốn chỉnh sửa

Bước 3: Sau khi lựa chọn loại dữ liệu mà bạn muốn thêm vào website, bạn có thể cấu hình thêm các thông tin cụ thể của tác giả 

Bước 4: Sau khi điền thông tin, đoạn schema sẽ được hiển thị tại bảng ở phía tay phải. Việc còn lại của bạn là copy và dán vào header 

Mẫu schema tối ưu cho website
Mẫu schema tối ưu cho website

Với công cụ này bạn có thể tạo nhiều mẫu schema phù hợp với nhiều website. Đừng bỏ lỡ công cụ SEO miễn phí này nhé!

4. Tổng kết 

Các dữ liệu cấu trúc liên tục thay đổi vì phải tối ưu pù hợp với ý định truy vấn của người dùng. Vì vậy bạn cần phải test schema google thường xuyên để phát hiện ra lỗi kịp thời. Nếu bạn muốn nhận được file mẫu schema chuẩn để tối ưu SEO thì hãy để lại bình luận cho Amai Agency để chúng tôi gửi đến bạn tài liệu sớm nhất nhé! 

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template