Insight khách hàng được Marketer ví như “tâm điểm” của bức tranh hành vi vô cùng phức tạp. Tìm được đúng insight khách hàng đã là điều khó, nhưng diễn giải chúng một cách dễ hiểu lại là điều khó hơn. Trong bài viết này, Amai Agency sẽ hướng dẫn bạn cách viết insight sâu sắc và cuốn hút nhất nhé!
1. Tìm hiểu về Insight khách hàng
Insight khách hàng là một thuật ngữ trong lĩnh vực tiếp thị và nghiên cứu thị trường. Nó đề cập đến sự hiểu biết sâu sắc về nhu cầu, mong muốn, hành vi và tư duy của khách hàng.
Nghiên cứu và tìm cách viết insight khách hàng giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo ra các chiến lược tiếp thị, quảng cáo và sản phẩm phù hợp.

Mặc dù insight của khách hàng là một sự thật về mong muốn, hành vi nhưng không phải ai cũng dễ hiểu dễ thấy được điều đó. Không phải là chân lý hiển nhiên như “mặt trời mọc ở hướng đông” hay “nước sôi ở 100 độ” mà insight là mặt chìm của tảng băng.
Để khai phá “sự thật” đó, các nhà tiếp thị phải có khả năng đào sâu về tâm lý và nhu cầu của người tiêu dùng. Mỗi người tiêu dùng đều có những bí mật tâm lý sâu thẳm mà họ không dễ dàng tiết lộ, hoặc đôi khi họ còn không nhận ra.
Tìm được insight và bạn phải tìm cách viết insight sao cho súc tích, cô đọng và dễ hiểu nhất. Khi đó mới được gọi là tìm hiểu insight khách hàng thành công.
2. Những phương pháp để tìm hiểu insight khách hàng
Để tìm hiểu về insight khách hàng, các nhà tiếp thị và nhà nghiên cứu thị trường thường sử dụng các cách xác định insight khách hàng sau:
-
Phỏng vấn khách hàng: Phỏng vấn cá nhân hoặc tập trung nhóm khách hàng để hiểu về quan điểm, nhận thức và mong đợi của họ. Nếu phỏng vấn trực tiếp thì cách viết insight sẽ đơn giản hơn.
-
Khảo sát: cách xác định insight khách hàng này sử dụng các câu hỏi mở và đóng để thu thập ý kiến của khách hàng về các vấn đề cụ thể.

-
Quan sát: Quan sát cũng là cách viết insight hiệu quả. Theo dõi hành vi và tương tác của khách hàng trong các tình huống thực tế để nhận thức về nhu cầu và sở thích của họ.
-
Nghiên cứu thị trường: Sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu thị trường để thu thập dữ liệu và phân tích thông tin về khách hàng.
-
Phân tích dữ liệu: Xem xét thông tin đã thu thập từ các nguồn khác nhau để tìm ra các xu hướng, mô hình và nhận thức về khách hàng từ đó định hướng cách viết insight.
-
Sử dụng công nghệ: Sử dụng các công cụ và phần mềm phân tích dữ liệu để xác định các mẫu tiềm ẩn và tìm ra insight từ dữ liệu lớn.
3.Cách viết insight khách hàng dựa trên yếu tố 2T1M
Một công thức được rất nhiều người làm marketing áp dụng khi thực hiện cách viết insight khách hàng đó là công thức 2T1M bao gồm các yếu tố sau:
-
Truth (sự thật)
-
Tension (sự căng thẳng)
-
Motivation (sự thúc đẩy)

Để viết một Insight tốt, Marketers cần tập trung vào Truth – Tension – Motivation để truyền đạt một Insight thuyết phục và dễ hiểu. Cụ thể:
-
Insight cần phải dựa trên Truth (Sự thật), để tôn vinh những sự thật sâu thẳm trong tâm trí người tiêu dùng mà không thể bị chối cãi. Đây thường là một ý tưởng đơn giản, tránh sử dụng cấu trúc “và – và”.
-
Insight cần phải thể hiện một vấn đề quan trọng của người tiêu dùng. Câu văn phải chứa từ “Nhưng” hoặc một cách diễn đạt tương tự để tạo ra một điểm nhấn. Tuy nhiên, không nhất thiết phải đồng thời bao gồm cả Motivation (Động lực) và Tension (Mâu thuẫn), chỉ cần một trong hai yếu tố này cũng đủ.
Trong cách viết insight này quan trọng là động lực hoặc mâu thuẫn này phải liên quan đến những vấn đề mà thương hiệu có thể giải quyết và giải quyết tốt nhất.
4. Ví dụ cụ thể về cách viết insight dựa trên Truth – Tension – Motivation
4.1. Các chiến dịch của Dove
Dove là một trong những thương hiệu mỹ phẩm dành cho phụ nữ trên toàn cầu. Chính vì thế, mỗi chiến dịch truyền thông đều được nghiên cứu vô cùng chuyên sâu và tỉ mỉ. Hãy tham khảo về cách viết insight của Dove.

Dove Insight: “Tôi hiểu rằng vẻ đẹp đóng vai trò quan trọng. Tôi nhận thức rằng việc trở nên xinh đẹp là một ưu thế cho phụ nữ, có thể mở ra nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên, tôi không tự tin về ngoại hình của mình. Thường xuyên, tôi cảm thấy e ngại và có cảm giác rằng có vấn đề gì đó với vẻ đẹp của mình.”
Xét theo yếu tố 2T1M, insight ở đây sẽ được phân tích như sau:
-
Truth (Sự thật): Vẻ ngoài là một lợi thế của phụ nữ.
-
Tension (Sự căng thẳng): Phụ nữ thường cảm thấy thiếu tự tin và e ngại về ngoại hình của mình.
-
Motivation (Động lực): Mong muốn cảm thấy thoải mái và tự tin hơn về ngoại hình của mình.
4.2. Ví dụ về insight khách hàng của Kinh Đô
Những sản phẩm của Kinh Đô đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt qua nhiều thế hệ. Dòng sản phẩm này đã liên tục sử dụng thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” trong nhiều mùa Tết, nhưng không một lần nào nó trở nên nhàm chán hay tẻ nhạt.

Thực tế là hình ảnh các loại bánh kẹo Kinh Đô càng ngày càng ghi sâu vào ký ức của người tiêu dùng bởi nhãn hàng đã khai thác đúng được insight của khách hàng.
-
Truth (Sự thật): Tết là dịp để sum vầy
-
Tension (Sự căng thẳng): Nhiều người bận rộn với cuộc sống, với công việc, không thể về ăn Tết cảm nhận hơi ấm của gia đình
-
Motivation (Động lực thúc đẩy): Hình ảnh “món quà tết” đã thể hiện ý nguyện về sự no đủ, ấm cúng và ngọt ngào bằng việc Kinh Đô trở thành một sợi dây gắn kết.
5.Đánh giá cách viết insight hay dựa trên yếu tố 3C
Để kiểm tra xem cách viết insight của mình đã đúng chuẩn chưa bạn có thể dựa vào yếu tố 3C bao gồm:
-
Category Truth (Sự thật về ngành hàng): Bản chất của một ngành hàng là những đặc điểm mà người tiêu dùng xem như là ưu điểm hay trở ngại của ngành đó.
-
Company Truth (hay Brand Truth – Sự thật về thương hiệu): Một điểm mạnh đáng chú ý của sản phẩm/dịch vụ là khả năng vượt trội, được thiết kế để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng đang đối mặt.
-
Consumer Truth (Sự thật về người tiêu dùng): Các ý tưởng, cảm nhận, khát vọng, lo lắng và động lực của người tiêu dùng.
Ví dụ về insight khách hàng qua chiến dịch của Bitis’s Hunter:
Chiến dịch “Đi để trở về” của Biti’s Hunter xoay quanh ý tưởng truyền cảm hứng cho việc di chuyển và khám phá những vùng đất mới.

-
Category Truth: Giày thể thao là món đồ không thể thiếu trong các chuyến đi
-
Company Truth: Thương hiệu giày Việt có sự “đổi mình” ngoạn mục để trẻ trung hơn, cá tính hơn khuyến khích năng lượng trẻ của người Việt.
-
Consumer Truth: Người trẻ luôn khao khát khám phá, tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ trong những địa điểm chưa được khám phá.
=> Insight: Tôi luôn thích khám phá những điều mới mẻ khi đi xa, nhưng mỗi lần đi xa, tôi càng nhận thức được ý nghĩa của gia đình và đánh giá cao sự “trở về”.
6. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đến bạn cách viết insight chuyên nghiệp và bài bản để thấu hiểu sâu sắc nhất mong muốn của người tiêu dùng. Khi bạn hiểu được insight của khách hàng, bạn sẽ có cơ hội biến họ trở thành những khách hàng trung thành. Hãy theo dõi amaiagency.com thường xuyên để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích về marketing bạn nhé!