Các cuộc tấn công ddos là mối quan tâm hàng đầu trong việc bảo mật mạng internet ngày nay. Cùng Amai Agency tìm hiểu về khái niệm ddos attack là gì, các dấu hiệu nhận biết là gì và cách xử lý cuộc tấn công này như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Khái niệm DDOS Attack là gì?
DDoS Attack hay Distributed Denial of Service Attack là một loại tấn công mạng mà hacker sẽ dùng một mạng botnet gửi lượng lớn yêu cầu ảo đến một máy chủ cụ thể nào đó, làm cho hệ thống bị quá tải.
Mục tiêu của tấn công DDoS là làm cho dịch vụ trực tuyến hoặc trang web trở nên không khả dụng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp.
2. Cách phòng tránh tấn công ddos như thếnào?
Để hạn chế tối đa tình trạng trang web bị ddos attack, bạn có thể thử áp dụng một số phương pháp dưới đây:
2.1. Sử dụng tường lửa ứng dụng web để tránh tấn công ddos
Một cách tốt để phòng tránh các cuộc tấn công ddos chẳng hạn như chèn SLQ, giả mạo yêu cầu trên nhiều trang web hay cố gắng khai thác lỗ hổng từ ứng dụng của bạn,…là sử dụng tường lửa ứng dụng web (Web Application Firewall).
Vì tường lửa được tối ưu hóa DdoS nên có thể xác định những kết nối không hoàn chỉnh và xóa chúng khỏi hệ thống khi đạt đến một ngưỡng nhất định. Đồng thời bộ định tuyến cũng sẽ được giới hạn tốc độ để giúp máy chủ không bị quá tải.
Bạn có thể quan tâm tới cách phát hiện và phục hồi Website WordPress Bị Hack từ A-Z
2.2. Mở rộng băng thông để hạn chế bị tấn công ddos
Về cơ bản, đa số các cuộc tấn công DDoS đều hoạt động dựa trên nguyên tắc áp đảo những hệ thống có lưu lượng truy cập lớn. Do đó, bạn chỉ cần cung cấp thêm băng thông để xử lý những đợt tăng lưu lượng bất ngờ truy cập vào trang của mình.
Tuy nhiên, giải pháp này khá tốn kém vì hiện nay, các cuộc ddos attack ngày càng tinh vi, phần lớn băng thông thể chịu được những cuộc tấn công vượt quá 1TBps mà không có các biện pháp khác đi kèm. Dù vậy thì việc mở rộng thêm băng thông cũng góp phần làm giảm bớt tác động của một số cuộc tấn công, giúp gia tăng thêm thời gian để tìm cách chống lại ddos attack.
2.3. Hạn chế bị tấn công ddos với phương pháp Blackhole routing
Trong trường hợp bị tấn công ddos, cả lưu lượng truy cập hợp pháp và độc hại đều được chuyển đến một tuyến rỗng hay hố đen nào đó và đều sẽ bị loại bỏ khỏi mạng.
Nếu một dịch vụ trên Internet đang gặp phải cuộc ddos attack, thì nhà cung cấp dịch vụ đó có thể đưa toàn bộ lưu lượng truy cập của trang web đó vào một lỗ đen như là tuyến phòng thủ đầu tiên của nó.
Đây được coi là một trong những phương pháp hữu ích được sử dụng rất phổ biến để ngăn chặn những cuộc tấn công trên mạng. Tuy nhiên, khi thực hiện không đúng cách, phương pháp này có thể làm gián đoạn nguồn lưu lượng truy cập vào internet, những kẻ xấu có thể tận dụng cơ hội này để sử dụng các địa chỉ IP giả hay các vectơ để tấn công bạn.
3. Dấu hiệu nhận biết đang xảy ra tấn công ddos là gì?
Thường thì sẽ rất khó phát hiện một cuộc tấn công ddos vì sẽ không có bất kỳ cảnh báo nào cho bạn cả. Trong một vài trường hợp thì một nhóm hacker lớn sẽ gửi lời đe dọa nhưng đa số những kẻ tấn công sẽ chỉ gửi lệnh tấn công mà không có bất cứ lời cảnh báo nào.
Khi bị ddos attack, đầu tiên, phần lớn mọi người sẽ cho rằng máy tính của mình đang bị lỗi. Sau khi đã tiến hành kiểm tra máy tính và thực hiện một số bài test cơ bản thì bạn vẫn chỉ thấy một lượng lớn lưu lượng truy cập không rõ nguồn gốc với tài nguyên đã được dùng tối đa.
Tuy nhiên, khi các server của một trang web gặp phải một cuộc tấn công ddos sẽ xuất hiện dấu hiệu như: Mặc dù mạng internet của bạn vẫn ổn định, vẫn truy cập được vào các trang web khác bình thường nhưng lại bị chậm bất thường khi truy cập vào trang web của bạn.
Bạn hãy kiểm tra email của mình xem có đang nhận được nhiều thư rác hay không, việc không thể truy cập vào một mục trên website hay không thể truy cập vào nhiều website cũng có thể là dấu hiệu của một ddos attack. Khi bạn nhận thấy dấu hiệu của cuộc tấn công hãy nhanh chóng backup dữ liệu website quan trọng để phục hồi website sau cuộc tấn công
4. Cách xử lý khi trang web bị tấn công ddos
Để xử lý tình trạng trang web bị ddos attack, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
4.1. Liên lạc với nhà cung cấp host để xử lý ddos attack
Các nhà cung cấp host là nơi chịu trách nhiệm giúp máy chủ của bạn hoạt động một cách liên tục và suôn sẻ. Họ sẽ giám sát các lưu lượng truy cập đến máy chủ ở lớp biên trong thời gian thực, tại lớp an toàn này, các nhà cung cấp host sẽ sử dụng các phần mềm chủ động phân tích các mối đe dọa được gửi đến máy chủ trước khi chúng xâm nhập vào trang web.
Khi có bất kỳ lưu lượng truy cập độc hại nào xuất hiện, chúng sẽ bị quét sạch và tách biệt khỏi tất cả các lưu lượng truy cập khác trước, sau đó được giảm thiểu bằng các biện pháp đối phó và được điều chỉnh riêng cho từng loại tấn công mà nhà cung cấp xác định.
Các nhà cung cấp host đảm bảo rằng tất cả lưu lượng truy cập hợp pháp đều được diễn ra bình thường, không bị cản trở đến máy chủ của bạn trong suốt thời gian cuộc ddos attack xảy ra.
4.2. Triển khai Anycast Network Diffusion khi ddos attack xảy ra
Sử dụng mạng Anycast sẽ giúp phân tán lưu lượng tấn công các máy chủ đến điểm mà lưu lượng có thể được tiếp nhận. Mức hiệu quả của mạng Anycast để giảm thiểu một cuộc tấn công ddos sẽ phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công cũng như quy mô và hiệu quả của mạng internet.
4.3. Giới hạn lượng truy cập để xử lý trang web bị ddos tấn công
Việc giới hạn lưu lượng truy cập sẽ giúp đảm bảo trang web của bạn tránh khỏi những truy cập không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng cho trang.
Trên đây là toàn bộ thông tin về một cuộc tấn công ddos mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm ddos attack là gì, cũng như biết được dấu hiệu và cách xử lý khi một cuộc tấn công ddos xảy ra. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé qua website http://amaiagency.com để tham khảo qua dịch vụ chăm sóc website mà chúng tôi đang cung cấp nhé!