Relationship marketing là một phần của quản lý quan hệ khách hàng (CRM) tập trung chủ yếu vào lòng trung thành và sự gắn bó lâu dài của khách hàng. Cùng Amai Agency, tìm hiểu chi tiết về cách xây dựng mối quan hệ khách hàng trong bài viết dưới đây nhé!
1. Relationship marketing là gì?
Relationship Marketing là chiến lược tiếp thị mối quan hệ của doanh nghiệp nhằm phát triển các mối liên kết lâu dài với từng khách hàng cá nhân.

Mục tiêu của tiếp thị mối quan hệ là tạo ra các kết nối mạnh mẽ, thậm chí là cả về mặt cảm xúc của khách hàng với thương hiệu để có thể duy trì hoạt động kinh doanh một cách liên tục.
Không chỉ vậy, việc xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng còn giúp thương hiệu được quảng bá truyền miệng miễn phí, từ đó sẽ giúp tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn trong tương lai.
2. Tầm quan trọng của Relationship Marketing với doanh nghiệp

2.1. Relationship marketing giúp tăng giá trị vòng đời của khách hàng (CLV)
Relationship Marketing giúp doanh nghiệp tạo ra khách hàng trung thành, dẫn đến sự mua hàng lặp lại của khách hàng, từ đó làm tăng giá trị vòng đời của họ.
Không chỉ vậy, những khách hàng trung thành còn có khả năng trở thành người ủng hộ thương hiệu hoặc trở thành đại sứ thương hiệu giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn tới bạn bè, người thân và các đối tác kinh doanh khác.
2.2. Giảm chi phí cho tiếp thị và quảng cáo với Relationship Marketing
Việc chi tiêu cho tiếp thị và quảng cáo cho khách hàng mới có thể sẽ rất tốn kém nhưng với tiếp thị mối quan hệ sẽ khiến các khách hàng trung thành thực hiện buzz marketing rất hiệu quả.
Họ sẽ thay bạn thực hiện tiếp thị truyền miệng tới những người khác về sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu, hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng một cách mạnh mẽ. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tối đa chi phí dành cho tiếp thị và quảng cáo.
2.3. Chiến lược tiếp thị mối quan hệ giúp cải thiện chỉ số ROI
ROI là một chỉ số quan trọng thể hiện sự thành công của một chiến dịch marketing, với số lượng khách hàng trung thành cao, chi phí thu hút khách hàng giảm sẽ cung cấp cho bạn ngân sách cao hơn để xây dựng và thực hiện chiến lược Relationship Marketing hiệu quả.
2.4. Tăng doanh số bán hàng với Relationship marketing
Những khách hàng cũ sẽ thường có xu hướng quay lại mua sản phẩm nhiều hơn vì họ đã trải nghiệm được chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp.
Bên cạnh đó, khi mức độ tương tác giữa thương hiệu với khách hàng cao sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ thân thiết với khách hàng, giúp họ thêm tin tưởng, đưa thương hiệu lên vị trí ưu tiên và thúc đẩy doanh số bán hàng hiệu quả.
2.5. Relationship marketing giúp gia tăng nhận thức thương hiệu
Những khách hàng trung thành sẽ dễ dàng chia sẻ những trải nghiệm của họ với người khác. Khi bạn làm tốt việc tiếp thị mối quan hệ với khách hàng sẽ giúp bạn thực hiện tiếp thị truyền miệng miễn phí, từ đó giúp tăng nhận thức về thương hiệu.
3. Cách xây dựng chiến lược Relationship marketing hiệu quả
3.1. Tập trung cá nhân hoá trong chiến lược Relationship marketing

Với chiến lược tiếp thị mối quan hệ khách hàng thì thay vì tập trung vào sản phẩm/ dịch vụ mà mình cung cấp, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến khách hàng qua một số câu hỏi:
– Khách hàng liệu có muốn xem quảng cáo này không?
– Khách hàng có cảm thấy thích thú, hào hứng với bài đăng của bạn trên các trang mạng xã hội không?
– Sản phẩm/ dịch vụ mới của bạn có làm khách hàng cảm thấy hài lòng hay không?
Bên cạnh đó, bạn cần tạo ra các kênh hỗ trợ trực tiếp để nhanh chóng giúp khách hàng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng nhất.
3.2. Cung cấp nội dung có giá trị cho khách hàng trong chiến lược Relationship marketing
Một khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn thì họ sẽ không cần xem thêm quảng cáo sản phẩm để trở thành khách hàng trung thành, thứ họ cần là những giá trị thật sự mà doanh nghiệp mang đến cho họ bất kể mục đích mua hàng của họ là gì.
Chính vì vậy, việc đem đến cho khách hàng những nội dung có giá trị và lưu giữ dấu ấn của doanh nghiệp với khách hàng chính là một trong những chiến lược giúp doanh nghiệp của bạn xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt nhất.
3.3. Tương tác với khách hàng cả online và offline
Trong chiến lược Relationship marketing, để có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi thì doanh nghiệp cần nghiên cứu nền tảng nào lý tưởng nhất với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp bạn.
Việc nắm được những kênh tiếp thị hiệu quả, được nhiều người sử dụng sẽ giúp doanh nghiệp có thể liên hệ với khách hàng mọi lúc, mọi nơi.
3.4. Đưa ra các chính sách thưởng và tặng quà để có được khách hàng trung thành
Để có thể xây dựng mối quan hệ với khách hàng và tạo ra sự trung thành lâu dài với thương hiệu, bạn cần duy trì tương tác với khách hàng ngay cả khi họ đã mua sản phẩm.

Bạn cần xem xét những gì mình có thể cung cấp cho khách hàng khi họ mua sản phẩm, ví dụ như: Họ sẽ được giảm giá khi mua sản phẩm bổ sung hoặc nhận được những đề xuất được cá nhân hóa dựa trên sở thích của họ.
Bằng cách này sẽ giúp bạn thúc đẩy hoạt động tiếp thị quan hệ khách hàng được hiệu quả hơn, từ đó khuyến khích khách hàng mua thêm các sản phẩm bổ sung và dần dần hình thành mối quan hệ có ý nghĩa hơn bằng cách thu thập những thông tin về từng khách hàng.
3.5. Tích cực thu nhận góp ý của khách hàng để xây dựng chiến lược relationship marketing hiệu quả
Để gia tăng sự hiệu quả cho chiến dịch tiếp thị mối quan hệ khách hàng thì bạn cần thu nhận góp ý của khách hàng bằng cách trả lời những câu hỏi như: Khách hàng muốn thấy gì từ thương hiệu của bạn và họ thích gì ở sản phẩm của bạn.
Những thông tin này sẽ giúp bạn cải thiện chiến lược tiếp thị mối quan hệ của doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng.
4. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Relationship Marketing mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về chiến lược tiếp thị mối quan hệ khách hàng, cũng như biết cách triển khai chiến lược sao cho hiệu quả. Cuối cùng, đừng quên ghé qua website amaiagency.com để tham khảo những dịch vụ về marketing mà chúng tôi đang cung cấp nhé!