Reach là một chỉ số quan trọng giúp Marketers đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Do đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ Reach trong Marketing là gì, cách đo lường và tăng khả năng tiếp cận để đạt được mục tiêu kinh doanh. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Reach trong Marketing là gì?
Reach – phạm vi tiếp cận là một trong những chỉ số đo lường (metric) quan trọng trong Marketing, đề cập đến số lượng khách hàng tiềm năng ước tính mà bạn có thể tiếp cận bằng thông điệp hoặc toàn bộ chiến dịch của mình. Về cơ bản, Reach giúp bạn tính xem có bao nhiêu người có khả năng nhìn thấy quảng cáo, cho dù đó là quảng cáo trực tuyến, tờ rơi hay bất kỳ loại phương tiện quảng cáo nào.
Vậy tầm quan trọng của Reach trong Marketing là gì? Mọi thương hiệu khi làm Marketing luôn xem xét phạm vi tiếp cận của chiến dịch để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, biết chỗ nào hợp lý để tập trung nỗ lực Marketing và tìm ra cách sử dụng tài nguyên của mình một cách hiệu quả nhằm đạt được ROI tốt nhất có thể.
Ví dụ, dành thời gian tính toán cụ thể Reach trong Marketing là gì của chiến dịch trước khi khởi chạy có thể cho bạn thấy phương tiện mà bạn đang xem xét sẽ không mang lại phạm vi tiếp cận đủ cao để bù đắp cho chi phí của chiến dịch, trong khi một nền tảng khác sẽ phù hợp hơn để mở rộng phạm vi tiếp cận.
Từ đó, bạn có thể tiết kiệm thời gian và ngân sách quảng cáo của mình. Xác định Reach trong Marketing là gì sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro và lập kế hoạch một cách có chính xác hơn. Đồng thời, bạn có thể đảm bảo mình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cung cấp đủ sản phẩm để họ mua, đủ nhân viên để giải quyết các yêu cầu hoặc các dịch vụ phù hợp cho họ.
2. Chi tiết cách đo lường chỉ số Reach trong Marketing
Các nền tảng truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, hay các nền tảng quảng cáo kỹ thuật số khác thường cung cấp khả năng tính toán lượt Reach cho mỗi chiến dịch thông qua công cụ tích hợp như Facebook Audience Insights hay Google Analytics. Nhưng với các kênh tiếp thị không hỗ trợ các số liệu thống kê này, cách để tính Reach trong Marketing là gì? Dưới đây là cách bạn có thể tự tính toán phạm vi tiếp cận của mình:
Bước 1: Tìm số lần hiển thị (Impression).
Nếu Trình quản lý của công cụ bạn đang chạy quảng cáo bạn đang sử dụng không có số liệu về Impression, bạn có thể tính bằng cách chia ngân sách quảng cáo cho CPM (giá cho mỗi 1000 lần hiển thị) và nhân với 1000.
Công thức: (Chi phí quảng cáo / CPM) x 1000 = Số lần hiển thị
Bước 2: Xác định tần suất (Frequency).
Tần suất là số lần trung bình mà một người dùng xem quảng cáo của bạn. Bạn có thể tính bằng cách chia số lần hiển thị cho số lượt xem từ người dùng cá nhân.
Công thức: Số lần hiển thị / Số người dùng duy nhất = Tần suất
Bước 3: Tính toán phạm vi tiếp cận (Reach).
Với số lần hiển thị và tần suất đã xác định, bạn thể dễ dàng tính phạm vi tiếp cận bằng cách chia số lần hiển thị cho tần suất trung bình.
Công thức: Số lần hiển thị / Tần suất = Phạm vi tiếp cận thị trường
Một số lưu ý khi đo lường Reach:
Reach không phải là chỉ số duy nhất để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch Marketing. Bên cạnh việc hiểu Reach trong Marketing là gì, doanh nghiệp cần kết hợp với các chỉ số khác như engagement rate, conversion rate, v.v. để có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu quả của các chiến dịch.
Reach có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thời gian đăng bài, nội dung bài đăng, v.v. Doanh nghiệp cần lưu ý đến những yếu tố này để đo lường Reach một cách chính xác hơn.
3. Điểm khác biệt giữa Impression và Reach trong Marketing là gì?
Phạm vi tiếp cận (Reach) và số lần hiển thị (Impressions) đều là hai chỉ số đo lường phổ biến trong Marketing nhưng chúng lại cung cấp thông tin khác nhau về hiệu suất của chiến dịch quảng cáo. Đây là điểm khác biệt chính giữa hai chỉ số này nằm ở:
Reach (Phạm vi tiếp cận): Đề cập đến tổng số người đã xem nội dung của bạn. Nếu có 100 người đã xem quảng cáo của bạn thì phạm vi tiếp cận là 100 người.
Impressions (Số lần hiển thị): Đề cập đến tổng số lần nội dung của bạn được hiển thị trên Newsfeed hoặc Website. Ví dụ, quảng cáo của bạn xuất hiện trên màn hình của người dùng tổng cộng 300 lần thì số lần hiển thị là 300.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào nền tảng quảng cáo bạn sử dụng, cách định nghĩa và tính toán của Reach và Impressions có thể khác nhau:
Facebook: Phạm vi tiếp cận trên Facebook được xác định là số người đã xem quảng cáo của bạn ít nhất một lần. Facebook chia Reach thành ba loại: Không phải trả phí (Organic Reach), trả phí (Paid Reach), và lan truyền (Viral Reach). Còn số lần hiển thị được định nghĩa là số lần quảng cáo xuất hiện trên màn hình người dùng. Do đó, một người dùng có thể thấy một bài đăng nhiều lần (Impressions), nhưng Reach vẫn chỉ là số người đã xem ít nhất một lần.
Ví dụ, bạn đăng một bài viết trên Facebook và có 500 người bạn xem nó, bạn có 500 Reach và 500 Impressions ban đầu. Nếu sau đó có thêm 100 Impressions do có những người đã xem lại bài viết, tổng Impressions sẽ là 600 nhưng Reach vẫn giữ nguyên là 500. Điều này giải thích tại sao Impressions có thể cao hơn Reach trong một số trường hợp.
Google Analytics: Các chỉ số đo lường liên quan được sử dụng bao gồm “Người dùng” (số lượng người truy cập ít nhất một lần) và “Lượt xem trang” (tổng số trang đã được xem).
4. Làm thế nào để nâng cao khả năng tiếp cận cho chiến dịch Marketing?
Để khách hàng quyết định mua sản phẩm, họ cần thấy sản phẩm và bài viết của bạn phải thực sự thuyết phục. Do đó, việc tăng chỉ số Reach vẫn là quan trọng để có cơ hội tiếp cận khách hàng, thuyết phục họ và cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Việc xác định được các cách tăng Reach trong Marketing là gì sẽ giúp bạn cải thiện chỉ số này dễ dàng hơn rất nhiều.
Cung cấp nội dung bổ ích: Khi khách hàng xem trang của bạn, nhấn thích hoặc theo dõi, điều này chứng tỏ họ mong đợi nhận được những nội dung có giá trị. Vì vậy, nội dung thiếu sự thú vị có thể làm mất đi cơ hội kết nối với khách hàng, khiến thương hiệu trở nên nhàm chán và thiếu sự đột phá.
Kết nối Fanpage với các trang khác nhau: Rất nhiều doanh nghiệp liên kết trang Facebook với các kênh khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng những kênh này. Đồng thời, điều này tạo ra nhiều cơ hội mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng và nâng cao nhận thức về thương hiệu.
Tận dụng Hashtag: Bạn nên bắt đầu với các từ khóa liên quan đến thương hiệu của bạn, kiểm tra xem những hashtag này đã được sử dụng chưa, liệu chúng có dễ hiểu hay không. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể khám phá cách người nổi tiếng sử dụng hashtag phổ biến trên mạng xã hội để tăng Reach trong Marketing là gì và áp dụng nó vào doanh nghiệp của mình.
Lựa chọn giờ đăng bài: Để đạt được Reach cao, chọn “giờ vàng” để đăng bài là cần thiết. Công cụ Facebook Analytics trong mục Page Insights có thể hỗ trợ bạn xác định những khoảng thời gian phù hợp nhất để đăng bài.
5. Kết Luận
Như vậy, với những kiến thức được cung cấp trong bài viết này, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về Reach trong Marketing là gì và áp dụng các giải pháp phù hợp để tăng Reach hiệu quả, từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh của mình. Đừng quên quay trở lại trang chủ của chúng tôi tại amaiagency.com để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.