Website không chỉ là nền tảng marketing online đắc lực mà nó còn giúp xây dựng hình tượng thương hiệu cho doanh nghiệp. Vì thế, quản trị website là rất quan trọng. Vậy cách quản trị website hiệu quả như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1.Quản trị website là làm gì?
Quản trị website là bao gồm những công việc như: Duy trì Server, sửa lỗi code, thiết kế, theo dõi traffic, bảo dưỡng. Ngoài ra còn quản lý content, đánh giá, tối ưu SEO… nhằm đảm bảo website vận hành một cách trơn tru cũng như nâng cao trải nghiệm của người dùng.
Là một nhân viên quản trị website, bạn không chỉ phải hiểu biết về lập trình Javascript, PHP, HTML,… mà còn phụ trách mảng nội dung hiển thị để lôi kéo nhiều người dùng tới trang web của mình.

Để hoàn thành hết những công việc, quản trị website phải hợp tác tốt với team thiết kế, lập trình viên, content … và lúc này họ sẽ đóng vai trò như một người quản lý nắm tất cả các yếu tố tạo nên website đúng chuẩn.
2.Chia sẻ 5 kinh nghiệm quản lý website cho người mới
2.1. Cập nhật và quản trị nội dung website thường xuyên

“Content is King” là chưa bao giờ sai. Google luôn nhắc nhở về việc cập nhật, update các thông tin mới, có giá trị. Là một người quản trị website, bạn cần phải nắm rõ được content hiện tại, xu hướng content tương lai và đưa ra các kế hoạch phù hợp. Đặc biệt, phải nắm bắt trend tốt, sử dụng câu từ hấp dẫn, thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Khi triển khai content, cần phải lưu ý nhất quán thể hiện sứ mệnh doanh nghiệp, triết lý kinh doanh. Đồng thời giới thiệu thương hiệu và sản phẩm tới người dùng.
2.2. Đảm bảo đường truyền luôn được hosting ổn định

Một kinh nghiệm để quản trị website hiệu quả đó chính là đảm bảo đường truyền hosting ổn định. Việc đảm bảo đường truyền hosting ổn định mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho website như: tăng trải nghiệm của người dùng, tăng khả năng duy trì lưu lượng truy cập, cải thiện SEO, giảm mất dữ liệu và thời gian chết, tăng độ tin cậy, uy tín cho doanh nghiệp.
2.3. Sao lưu dữ liệu

Thử tưởng tượng website của bạn bị hack và doanh nghiệp mất tất cả những dữ liệu trang web. Nội dung và dữ liệu đã đổ sông. Lúc này, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra được lợi ích của việc sao lưu dữ liệu. Bất kỳ kế hoạch quản trị website nào cũng cần phải thực hiện sao lưu dữ liệu.
2.4. Phát hiện và sửa chữa lỗi website

Phát hiện và sửa chữa lỗi trên website là một quá trình quan trọng để đảm bảo hoạt động ổn định và trải nghiệm tốt cho người dùng. Những nhân viên quản trị website phải luôn đảm bảo giao diện của website thân thiện với người dùng.
Không chỉ đóng góp thiết kế website, người quản lý web còn phải thường xuyên xem xét tình trạng và xử lý những lỗi hình ảnh, table, internal/external link, code web,… Các lỗi này không chỉ ảnh hưởng tới giao diện website mà còn cản trở trải nghiệm của người dùng.
2.5. Đo lường và đánh giá hiệu quả quản lý website

Khi thực hiện bất kì một công việc gì cũng cần phải có bước đánh giá hiệu quả. Quản trị website cũng không ngoại lệ, cần có bước review để đánh giá được hiệu suất làm việc, chỉ ra các việc chưa tốt, chưa đạt được. Đồng thời phát huy những thế mạnh để tối ưu website và thu hút người dùng.
3.Công việc thường ngày của người quản trị website
Dù là bạn tự học quản trị website online hay đang “tầm sư học đạo” từ bất kỳ ai, ở bất kỳ đâu hoặc thậm chí là còn chưa biết quản trị website là làm gì, thì cũng hãy “dắt túi” checklist hữu ích này để không bị bỏ lỡ bước nào trong quá trình quản trị website.
3.1. Công việc hàng ngày

- Backup website: Bước dự phòng này giúp cho bạn nhanh chóng khôi phục trạng thái website trong trường hợp web hoặc hosting gặp sự cố. Tốt nhất, bạn nên lưu trữ offline file WordPress lẫn dữ liệu mỗi ngày.
- Quản lý uptime: Downtime là cơn ác mộng đối với những sales cũng như conversion. Bạn có thể đăng ký công cụ checking trực tuyến miễn phí để nhận thông báo khi website bị downtime. Nếu tình trạng downtime thường xuyên diễn ra, bạn nên cân nhắc nâng cấp hosting hoặc lựa chọn công ty hosting khác.
- Báo cáo bảo mật: Những bảo mật và phần mềm độc hại xuất hiện ngày càng nhiều. Vì thế, đòi hỏi bạn cần phải cảnh giác để tránh nguy cơ lây nhiễm các mã độc này.
3.2. Công việc hàng tuần

- Kiểm tra WordPress, theme, cập nhật plugin: Hãy cập nhật các thay đổi mới nhất từ nền tảng để bảo vệ website khỏi nguy cơ rò rỉ bảo mật.
- Kiểm tra website trên nhiều trình duyệt: Kiểm tra website không bị lỗi layout hay format trên những trình duyệt khác nhau nhằm tối ưu trải nghiệm của người dùng. Đừng quên phải xem thử phiên bản mobile để đảm bảo tính responsive.
3.3. Công việc hàng tháng hay hàng quý
- Phân tích website: Tham khảo công cụ như Google Analytics để phân tích những yếu tố SEO như: nguồn traffic đến từ đâu? Thời gian người dùng ở lại website? Page nào được xem nhiều nhất? Từ đó đánh giá được sự tăng trưởng của website, tối ưu thêm các trang mang về traffic cao nhất cũng như là thay đổi những trang kém chất lượng.

- Kiểm tra loading time: Nên chú ý kiểm tra tốc độ tải trang hàng tháng. Đặc biệt là khi bạn thêm nhiều file media hay plugin thì website sẽ càng nặng, tải lâu hơn.
- Kiểm tra form: Mỗi tháng bạn nên lướt qua website một lần và điền thử những form để đảm bảo không bị lỗi khi mà người dùng tương tác.
- Loại bỏ theme hoặc plugin không xài: Ba tháng một lần, bạn nên lọc ra lượng theme hay plugin không còn cần thiết cho website. Sau đó hãy xử lý bằng cách deactivate rồi delete hoàn toàn.
- Kiểm tra lại backup: Như đã đề cập, bước backup là việc cần phải làm hàng ngày. Tuy nhiên bạn cũng cần định kỳ xem xét vị trí file lưu trữ dữ liệu quan trọng này. Đồng thời dự đoán mức độ hiệu quả của kế hoạch dự phòng trước khi xảy ra sự cố.
- Tối ưu cơ sở dữ liệu: Các nền tảng WordPress đang ngày càng nặng hơn. Nguyên nhân là do những chức năng nháp, comment spam, review lại bài post … Vì thế cần phải thường xuyên tối ưu dữ liệu sẽ giúp cho website hoạt động hiệu quả hơn.
3.4. Công việc hàng năm

- Cập nhật copyright: Thông tin này trên menu footer nên được cập nhật theo năm hiện tại. Nếu không thì khách hàng sẽ không tin tưởng mà mạnh dạn liên hệ với bạn.
- Review, đánh giá plugin và theme: Xem xét tất cả plugin, đánh giá hiệu suất của chúng. Đồng thời đảm bảo theme đang dùng đáp ứng đúng tiêu chuẩn WordPress và cập nhật code nếu cần thiết.
4.Top những kỹ năng cần có khi quản lý trang web?

Để có thể hoàn thành tốt công việc của một người quản lý trang web, đòi hỏi ứng viên phải có tổng hợp những kỹ năng:
- Có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và hệ điều hành: Để xây dựng, thực hiện một số thay đổi một số thứ cơ bản trong website thì bạn phải có hiểu biết nhất định về HTML, CSS và mã Javascript,…
- Hiểu biết và biết sử dụng các công cụ quản trị website như Google Webmaster Tool, Google Analytics,…
- Kiến thức về SEO, Digital Marketing: SEO là công việc quan trọng mà webmaster phải thực hiện. Webmaster giỏi phải là người biết cách tối ưu trang web, tăng thứ hạng trên kết quả tìm kiếm Google, thu hút lượt traffic về web.
- Một số kỹ năng bổ trợ khác để cho webmaster chủ động hơn trong công việc: thiết kế hình ảnh cơ bản, khả năng viết nội dung,…
5.Lời Kết
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp cho bạn hiểu thêm về quản trị website. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua trang web amaiagency.com nếu như cần được tư vấn thêm về thiết kế web nhé.