Tất tần tật kiến thức về quản trị marketing mà “newbie” cần nắm vững

Cùng với sự bùng nổ của công nghệ và các chính sách thương mại mới đã khiến các doanh nghiệp rơi vào cuộc đua không có điểm dừng. Do đó, quản trị marketing trở thành yếu tố cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những kiến thức cần nắm vững dành cho newbie.

1. Giới thiệu tổng quan về quản trị marketing 

Bạn đã biết quản trị marketing là gì chưa?
Bạn đã biết quản trị marketing là gì chưa?

Theo Philip Kotler, quản trị Marketing bao gồm phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các biện pháp nhằm thiết lập đồng thời củng cố và duy trì các cuộc trao đổi có lợi với người mua được lựa chọn nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đã định ra.

2. Công việc của quản trị marketing bao gồm?

Tìm hiểu xem quản trị marketing là làm gì?
Tìm hiểu xem quản trị marketing là làm gì?

2.1 Hoạch định

  • Tạo một bản kế hoạch nghiên cứu thị trường tiềm năng.

  • Đề xuất chiến lược Marketing.

  • Định danh sản phẩm, chương trình phát triển sản phẩm.

  • Chọn các kênh để phân phối sản phẩm.

  • Nghiên cứu và triển khai chương trình quảng cáo, khuyến mãi hấp dẫn.

  • Tạo một kế hoạch đào tạo nhân viên bộ phận Marketing.

2.2 Tổ chức

  • Tổ chức lại bộ phận Marketing, phân công nhiệm vụ cho từng bộ phận.

  • Xây dựng mạng lưới bán hàng và điểm bán hàng trên thị trường tiềm năng.

  • Xây dựng quan hệ với công chúng và các đơn vị truyền thông.

  • Tuyển dụng & đào tạo nhân viên Marketing mới.

  • Tổ chức các sự kiện gặp gỡ khách hàng, triển lãm và hội chợ.

  • Cải thiện sản phẩm, linh hoạt hóa giá, chính sách bán hàng.

2.3 Lãnh đạo

  • Tham gia đàm phán với cơ quan truyền thông, công chúng.

  • Tạo động lực thúc đẩy nhân viên bán hàng.

2.4 Kiểm tra, giám sát

  • Kiểm tra ngân sách Marketing và so sánh chi phí.

  • Đánh giá hiệu quả, đánh giá chương trình khuyến mãi.

  • Đánh giá thay đổi trong chính sách giá.

  • Kiểm tra và kiểm soát hệ thống bán hàng, phân phối hàng hóa.

3. Quản trị marketing có vai trò như nào trong hoạt động của doanh nghiệp? 

Quản trị marketing đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp bao gồm:

Quản trị marketing có vai trò như nào trong hoạt động của doanh nghiệp
Quản trị marketing có vai trò như nào trong hoạt động của doanh nghiệp?
  • Duy trì danh tiếng công ty: Xây dựng, duy trì thương hiệu để tạo ấn tượng tích cực với khách hàng và các bên liên quan.

  • Thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận: Tạo lợi thế cạnh tranh, quảng bá sản phẩm, thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng để tăng doanh thu, lợi nhuận.

  • Thúc đẩy những ý tưởng tiếp thị mới: Đóng góp vào việc tạo ra và triển khai chiến lược tiếp thị mới, thử nghiệm ý tưởng, cải thiện chúng để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Thu hút khách hàng hiệu quả: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng thông điệp, chương trình tiếp thị phù hợp để thuyết phục khách hàng, xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực.

4. Đặc điểm của quản trị marketing trong doanh nghiệp là gì?

Quản lý marketing có những đặc điểm kết hợp giữa quản trị và yếu tố Marketing như sau:

Tìm hiểu vấn đề quản trị marketing trong doanh nghiệp là gì
Tìm hiểu vấn đề quản trị marketing trong doanh nghiệp là gì?
  • Xây dựng quy trình triển khai hoạt động Marketing hiệu quả.

  • Xác định mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch Marketing.

  • Xây dựng kế hoạch chiến lược Marketing nhằm tập trung vào khách hàng.

  • Đánh giá hiệu quả Marketing dựa trên số liệu thu thập trong một khoảng thời gian xác định.

  • Giám sát quá trình triển khai kế hoạch, đảm bảo tuân thủ lộ trình.

  • Áp dụng mô hình 4P trong marketing (sản phẩm, giá cả, điểm bán, quảng cáo).

5. So sánh điểm khác biệt giữa quản trị marketing và phân phối

Quản trị marketing & phân phối là hai khía cạnh quan trọng trong hoạt động kinh doanh và tiếp thị của một công ty. Mặc dù có mục tiêu chung là tăng cường doanh số, tạo ra lợi nhuận, nhưng chúng có những vai trò khác nhau.

Khác biệt giữa quản trị marketing và phân phối là gì
Khác biệt giữa quản trị marketing và phân phối là gì?

Quản trị marketing liên quan đến việc tạo giá trị thông qua nghiên cứu thị trường, quảng cáo, quan hệ công chúng, phân tích cạnh tranh, phân loại khách hàng và phát triển chiến lược tiếp thị. Nó tập trung vào xây dựng hình ảnh thương hiệu, hiểu nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ đó phát triển chiến lược để tiếp cận khách hàng.

Phân phối liên quan đến quản lý và điều phối hoạt động đưa sản phẩm từ nguồn cung cấp cho khách hàng cuối cùng. Bao gồm quản lý quan hệ với nhà cung cấp, kế hoạch sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, phân phối, quản lý hàng tồn kho. Mục tiêu của phân phối là đảm bảo sản phẩm được giao đến khách hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng,… đồng thời tối ưu hóa chi phí và cung cấp dịch vụ tốt cho khách hàng.

6. Quy trình 5 bước cơ bản để thực hiện quản trị marketing hiệu quả

Không tồn tại một quy trình chuẩn nào mà các tổ chức hoặc cá nhân có thể tuân theo trong quản lý tiếp thị, dưới đây là một số bước phổ biến:

Quá trình quản trị marketing bao gồm 5 bước cơ bản
Quá trình quản trị marketing bao gồm 5 bước cơ bản

Bước 1: Tiến hành tìm hiểu và phân tích thị trường

Bước đầu tiên là hiểu rõ khách hàng và đối thủ cạnh tranh thông qua nghiên cứu, phân tích thị trường. Phân tích mô hình SWOT là một cách hữu ích để hiểu về doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Bước 2: Đề ra sứ mệnh và mục tiêu

Xác định mục tiêu cuối cùng mà doanh nghiệp muốn đạt được và thiết lập các mục tiêu cụ thể. Bao gồm mục tiêu bán hàng, ngân sách, nhận diện thương hiệu để theo dõi, đo lường kết quả.

Bước 3: Thúc đẩy chiến lược marketing

Dựa trên nghiên cứu và các mục tiêu đã đặt ra, phát triển một chiến lược marketing toàn diện. Bao gồm phân khúc thị trường, nhắm mục tiêu, định vị thương hiệu đồng thời lập kế hoạch marketing hỗn hợp (4P: sản phẩm, giá cả, địa điểm, khuyến mãi).

Bước 4: Hiện thực hóa kế hoạch marketing

Triển khai kế hoạch marketing và kiểm soát quá trình để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các hoạt động có thể bao gồm truyền thông, bán hàng, PR, quảng cáo, phân bổ nguồn lực, ngân sách theo kế hoạch.

Bước 5: Quản lý, đánh giá, điều chỉnh và phát triển

Theo dõi & đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing. Xem xét các chỉ số như doanh số, doanh thu, phản hồi khách hàng, định vị thương hiệu, tương tác trên phương tiện truyền thông xã hội và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh. Xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng đồng thời tạo dựng danh tiếng thương hiệu.

7. Lưu ý quan trọng dành cho những nhà quản trị chiến lược marketing

Lưu ý quan trọng dành cho những nhà quản trị chiến lược marketing
Lưu ý quan trọng dành cho những nhà quản trị chiến lược marketing
  • Luôn ở trạng thái chủ động: Sự chủ động giúp bạn nắm bắt cơ hội nhanh chóng và luôn dẫn đầu trong thị trường. Với xu hướng Marketing thay đổi liên tục, việc không chủ động sẽ khiến bạn tụt lại phía sau.

  • Xác định mục tiêu rõ ràng: Việc xác định mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất. Nếu không có hướng đi rõ ràng từ đầu, bạn có thể lạc lối, không đạt được hiệu quả.

  • Ưu tiên công việc quan trọng: Trong quá trình làm việc, bạn sẽ gặp nhiều vấn đề. Vì vậy, quan trọng hơn là giải quyết công việc nào trước. Nếu không tuân thủ thứ tự, có thể xảy ra tình huống không kịp giải quyết và gây ra hậu quả lớn.

  • Tư duy win-win: Nhiều doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không quan tâm đến sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, mối quan hệ bền vững xây dựng được khi cả hai bên có lợi.

  • Tự đổi mới bản thân: Trong bối cảnh Marketing thay đổi liên tục, bạn cũng cần tự đổi mới bản thân để thể hiện sự sáng tạo và doanh nghiệp luôn cần những cá nhân như vậy.

8. Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về quản trị Marketing. Nếu bạn thấy nó thú vị, hãy để lại ý kiến và chia sẻ bài viết cho mọi người cùng tham khảo. Hãy truy cập Amaiagency.com để theo dõi thêm nhiều bài viết hay về marketing nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template