Trong ngành Marketing thì có tới 5 quan điểm quản trị marketing mà bạn cần nắm rõ như sản xuất, sản phẩm, bán hàng, nhu cầu và xã hội. Để hiểu rõ hơn về 5 quan điểm này, cũng như tham khảo qua ví dụ cụ thể, cùng Amai Agency theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Toggle1. Giải mã quan điểm quản trị marketing
Quản trị marketing là quá trình doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích thị trường, qua đó đưa ra những hoạch định và thực hiện các phương pháp tiếp thị hiệu quả để đem lại khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp.
Công việc chính của nhà quản trị marketing bao gồm những công việc như sau:
Tìm hiểu và phân tích những cơ hội bán hàng từ thị trường, chịu trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược marketing, phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, hoạch định các chiến lược marketing cho doanh nghiệp, thực hiện và đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động marketing.
2. Top 5 quan điểm quản trị marketing toàn cầu
2.1. Quan điểm quản trị marketing định hướng về sản xuất
Với quan điểm này thì người dùng sẽ hướng đến lựa chọn những sản phẩm có mức giá phải chăng, phù hợp với nhu cầu của họ. Chính vì vậy mà doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ và phạm vi phân phối sản phẩm của mình.
Dựa vào quan điểm quản trị marketing định hướng về sản xuất có thể thấy yếu tố chính quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp là giá thành rẻ.
Doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn hơn khả năng cung ứng hay những sản phẩm có nhu cầu giảm nhưng khi chi phí và giá thành cao.
2.2. Quan điểm quản trị marketing theo định hướng về sản phẩm
Khi xét trên quan điểm quản trị marketing về sản phẩm có thể khẳng định người tiêu dùng yêu thích những sản phẩm chất lượng cao và có tính năng sử dụng tốt.
Những doanh nghiệp đi theo quan điểm này sẽ tập trung vào việc làm thế nào để tạo ra những sản phẩm cao cấp và không ngừng cải tiến để làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tuy nhiên, quan điểm này sẽ chỉ phù hợp khi chất lượng sản phẩm còn thấp hay sản phẩm đã không còn phù hợp với thị trường hiện tại. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến nhu cầu thực sự của khách hàng là gì để hoàn thiện sản phẩm của mình một cách hiệu quả nhất.
2.3. Quan điểm quản trị marketing định hướng về bán hàng
Quan điểm quản trị marketing định hướng bán hàng cho rằng người tiêu dùng quá thụ động trong việc mua sắm. Khi sản xuất ra quá nhiều sản phẩm, doanh nghiệp cần tập trung vào hoạt động bán hàng để nhanh chóng tiêu thụ chúng.
Dựa vào quan điểm này sẽ giúp doanh nghiệp bán được sản phẩm khi công suất sản xuất đang bị vượt mức. Mục tiêu của những doanh nghiệp này là bán được những sản phẩm do họ làm ra, chứ không phải là những sản phẩm mà thị trường cần.
Để làm được điều đó thì doanh nghiệp cần áp dụng quan điểm marketing này để tạo ra các chương trình khuyến mãi mang tính quy mô, thiết kế cửa hàng hiện đại và đạo tạo được đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp,… để có thể thu hút được nhiều khách hàng đến với mình hơn.
2.4. Quan điểm quản trị marketing định hướng về nhu cầu
Theo quan điểm marketing định hướng nhu cầu này, hiện nay, mức sống của người dùng ngày càng được nâng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng sẽ thay đổi. Lúc này các doanh nghiệp cần nghiên cứu, xác định lại nhu cầu, đồng thời sáng tạo, cung cấp và truyền thông các giá trị nổi bật về sản phẩm cho khách hàng.
Trên thực tế, doanh nghiệp cần tập trung vào thị trường mục tiêu, xác định rõ nhu cầu, cũng như mong muốn của khách hàng, đồng thời kết hợp nhiều hoạt động marketing để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
2.5. Quan điểm quản trị marketing xã hội
Quan điểm quản trị marketing xã hội đòi hỏi các doanh nghiệp ngoài các công việc như xác định các nhu cầu và nỗ lực đáp ứng các nhu cầu thì còn phải chú ý đến việc giải quyết thỏa đáng những lợi ích xã hội và cộng đồng.
Với quan điểm marketing xã hội này đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm xã hội và đạo đức marketing như quảng cáo trung thực, hoạt động marketing đúng quy định của pháp luật, tham gia các hoạt động cộng đồng, quan tâm đến môi trường và cạnh tranh một cách lành mạnh.
3. Ví dụ về 5 quan điểm marketing của Coca Cola
– Quan điểm marketing định hướng sản xuất: Coca Cola áp dụng quan điểm này bằng cách tăng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ siêu lớn của khách hàng trên toàn cầu.
– Quan điểm marketing định hướng sản phẩm: Công ty liên tục cải tiến chất lượng và công dụng của sản phẩm bằng cách đưa ra những biến thể mới như Coca Cola Light, Coca Cola Zero và Coca Cola có nhiều hương vị khác nhau để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
– Quan điểm marketing định hướng bán hàng: Coca Cola thực hiện nhiều chiến dịch bán hàng và quảng cáo mạnh mẽ để kích thích tiêu thụ sản phẩm. Họ tạo ra rất nhiều chương trình khuyến mãi, sự kiện và hợp tác với nhiều đối tác bán lẻ để đảm bảo rằng sản phẩm của họ tiếp cận tối đa khách hàng trên thị trường.
– Quan điểm marketing định hướng nhu cầu: Coca Cola liên tục nghiệp cứu và đổi mới để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của khách hàng qua phiên bản mới Coca Cola Life – với thành phần tự nhiên hơn, phù hợp với nhu cầu của những khách hàng quan tâm đến các sản phẩm ít đường, không gây hại cho sức khỏe.
– Quan điểm marketing xã hội: Công ty Coca Cola đặt sự chú trọng đáng kể vào trách nhiệm xã hội bền vững. Họ đã thực hiện chương trình “ Mỗi Giọt Sức Sống” nhằm mục đích phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và có những đóng góp tích cực cho cộng đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về quan điểm quản trị marketing mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được 5 quan điểm marketing phổ biến và có thể lựa chọn được quan điểm phù hợp với doanh nghiệp của mình. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi hết bài viết và đừng quên ghé qua http://amaiagency.com để xem thêm về dịch vụ marketing thuê ngoài mà chúng tôi đang cung cấp nhé!