Một nghiên cứu từ Webfx đã chỉ ra rằng 94% người dùng gây ấn tượng với website bán hàng có thiết kế cuốn hút. Chính vì vậy trong bài viết này, Amai Agency sẽ giúp bạn biết cách triển khai chiến lược phát triển website bán hàng hiệu quả đã được “kiểm nghiệm” từ các chuyên gia.
Nội dung chính
Toggle1.Tầm quan trọng của phát triển website bán hàng trong kinh doanh trực tuyến
1.1. Tiếp cận được khách hàng ở phạm vi rộng hơn
Khi phát triển website bán hàng, bạn có thể tiếp cận được khách hàng từ khắp nơi trên thế giới, không chỉ giới hạn trong khu vực địa lý như cửa hàng vật lý truyền thống. Điều này giúp bạn có cơ hội tiếp cận một lượng khách hàng lớn hơn và tăng doanh số bán hàng.
Thống kê về khách truy cập trang web cho thấy hơn 93% lưu lượng truy cập web của thế giới đều thông qua Google và thống kê tìm kiếm của Google cho thấy có hơn 8 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày trên nền tảng này. Vì vậy việc đầu tư vào phát triển website bán hàng là lựa chọn khôn ngoan
1.2. Phát triển website bán hàng nâng cao trải nghiệm người dùng
Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, phát triển website bán hàng còn cung cấp cho doanh nghiệp nhiều tính năng và chức năng khác nhau nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Ví dụ, doanh nghiệp có thể bổ sung bộ lọc và tùy chọn sắp xếp để giúp khách hàng dễ dàng tìm thấy các sản phẩm cụ thể, cũng như tích hợp giỏ hàng và cổng thanh toán để tạo ra quy trình thanh toán thông minh. Những tính năng này không chỉ giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn mà còn cải thiện chức năng tổng thể của trang web.
1.3. Gia tăng độ chuyên nghiệp cho thương hiệu
Website được xem như “bộ mặt” của một doanh nghiệp vì từ giao diện trang web, ta có thể nhận thấy sự chăm chút và đầu tư nghiêm túc của nhãn hàng đó.
Nếu bạn đầu tư thiết kế và phát triển website bán hàng chuyên nghiệp, bạn sẽ tạo ra được một giao diện không chỉ đơn thuần với nhiều tính năng, mà còn thể hiện đẳng cấp của thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh từ khách hàng ngay từ lần đầu tiên họ thấy trang web.
2.Tiêu chí để đánh giá một website bán hàng chuyên nghiệp
- Có giao diện hấp dẫn: Một website chuyên nghiệp cần có giao diện đẹp, trực quan và dễ sử dụng. Thiết kế và phát triển website bán hàng nên tương thích với các thiết bị di động và đảm bảo trải nghiệm người dùng tốt trên mọi nền tảng.
- Thông tin sản phẩm đầy đủ: Một website bán hàng chuyên nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết và đầy đủ về sản phẩm, bao gồm hình ảnh, mô tả, thông số kỹ thuật và giá cả. Thông tin này giúp khách hàng hiểu rõ về sản phẩm trước khi quyết định mua hàng.
- Có phản hồi từ khách hàng: Một website chuyên nghiệp cần có phần đánh giá và phản hồi từ khách hàng. Điều này giúp xây dựng độ tin cậy và tạo niềm tin cho người mua hàng tiềm năng.
- Hệ thống quản lý đơn hàng minh bạch: để phát triển website bán hàng bạn nên cho phép khách hàng kiểm tra trạng thái đơn hàng, cập nhật thông tin và theo dõi giao hàng. Đảm bảo quá trình giao hàng nhanh chóng, đúng hẹn và đảm bảo tính bảo mật.
- Có tích hợp boxchat liên hệ trực tiếp: điều này sẽ giúp bạn giao tiếp với khách hàng dễ dàng hơn, thuận tiện hỗ trợ và nhận phản hồi từ khách hàng.
3.Chiến lược phát triển website bán hàng ưu việt
3.1. Lựa chọn nền tảng phù hợp để phát triển website bán hàng
Tuỳ vào mặt hàng và khả năng tối ưu, vận hành bạn có thể lựa chọn nền tảng phù hợp để phát triển website bán hàng. Một số nền tảng phổ biến như:
- Shopify: Shopify là một phổ biến cho việc xây dựng cửa hàng trực tuyến. Nó cung cấp giao diện dễ sử dụng, nhiều tính năng linh hoạt và khả năng mở rộng. Bạn có thể tùy chỉnh giao diện và chức năng của cửa hàng, quản lý sản phẩm, thanh toán và vận chuyển, và nhiều hơn nữa.
- WooCommerce: WooCommerce là một plugin mã nguồn mở cho WordPress, cho phép bạn biến website WordPress thành một cửa hàng trực tuyến. Nó cung cấp nhiều tính năng như bán hàng, quản lý sản phẩm, thanh toán và vận chuyển. WooCommerce cũng hỗ trợ một loạt các plugin và chủ đề mở rộng để tùy chỉnh và mở rộng khả năng của cửa hàng.
- BigCommerce: bạn có thể chọn phát triển website bán hàng trên BigCommerce. Đây là một nền tảng đám mây mạnh mẽ cho phép bạn xây dựng và quản lý cửa hàng trực tuyến. Nền tảng này cũng hỗ trợ tích hợp với các công cụ tiếp thị và tích hợp của bên thứ ba để tăng cường khả năng bán hàng của bạn.
3.2. Chọn mẫu website phù hợp với sản phẩm kinh doanh
Hãy tưởng tượng rằng trang web thương mại điện tử của bạn là một cửa hàng kỹ thuật số, và mẫu trang web của bạn giống như bảng hiệu và trang trí của cửa hàng đó.
Việc lựa chọn một mẫu trang web phù hợp cũng quan trọng như việc chọn trang phục phù hợp cho một sự kiện đặc biệt. Nó có thể có một tác động sâu sắc đến cách mọi người nhìn nhận hoạt động kinh doanh trực tuyến của bạn.
Khi phát triển website bán hàng cần lựa chọn mẫu phải khớp với phong cách, giá trị và mục tiêu thương hiệu của bạn. Theo báo cáo từ một nghiên cứu của Webfx 38% người dùng sẽ ngừng tương tác với một website nếu nó không hấp dẫn.
3.3. Tích hợp thiết kế đáp ứng
Với sự phổ biến của điện thoại thông minh, người dùng ngày càng sử dụng nhiều thiết bị di động để truy cập internet và mua sắm trực tuyến. Do đó, việc tạo ra một giao diện đáp ứng (responsive) cho website bán hàng là rất cần thiết.
Khi giao diện trên điện thoại được tối ưu, người dùng có thể dễ dàng truy cập và duyệt sản phẩm trên thiết bị di động. Điều này giúp tăng cơ hội để khách hàng mua sắm và tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp của bạn.
Giao diện phù hợp với điện thoại sẽ tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho người dùng. Website sẽ hiển thị một cách tốt nhất trên màn hình điện thoại, giúp người dùng dễ dàng xem thông tin sản phẩm, thực hiện thanh toán và tương tác với giao diện một cách thuận lợi.
3.4. Tối ưu hóa trang sản phẩm và cấu trúc trang web
Về sản phẩm, bạn cần tối ưu các yếu tố như:
- Mô tả sản phẩm chi tiết: Cung cấp thông tin đầy đủ, hấp dẫn và chính xác về sản phẩm, bao gồm ảnh, mô tả, đặc điểm nổi bật, giá cả và các thông tin liên quan khác.
- Sử dụng từ bộ từ khóa phù hợp: Đảm bảo sử dụng từ khóa liên quan đến sản phẩm trong tiêu đề, mô tả và nội dung của trang để tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm.
- Tối ưu hóa ảnh: Giảm kích thước file ảnh để giảm thời gian tải trang. Đặt tên file ảnh mô tả sản phẩm và sử dụng thuộc tính “alt” để cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm.
Để cải thiện cấu trúc trang web khi phát triển website bán hàng, bạn có thể tối ưu các yếu tố dưới đây:
- Tạo menu dễ sử dụng: Xây dựng một menu chính rõ ràng và dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm sản phẩm.
- Tạo trang danh mục sản phẩm: Nhóm các sản phẩm thành các danh mục logic và tạo trang danh mục riêng để giúp người dùng tìm kiếm nhanh chóng.
- Tối ưu hóa thời gian tải trang: Đảm bảo trang web của bạn tải nhanh bằng cách tối ưu hóa hình ảnh, mã nguồn và sử dụng bộ nhớ cache.
3.5. Làm nổi bật những lời kêu gọi hành động CTA
Thêm lời kêu gọi hành động (Call to action – CTA) khi phát triển website bán hàng. CTA giúp bạn hướng dẫn khách hàng thực hiện hành động mà bạn muốn họ làm, ví dụ như mua hàng, đăng ký nhận bản tin, hoặc liên hệ với bạn.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng, súc tích: CTA cần được trình bày một cách rõ ràng và súc tích để khách hàng dễ dàng hiểu được và thực hiện. Tránh sử dụng các từ ngữ hoặc cụm từ mơ hồ, khó hiểu.
- Sử dụng các từ ngữ kích thích hành động: Một số từ ngữ thường được sử dụng trong CTA bao gồm “mua ngay”, “đăng ký ngay”, “gọi ngay”, “tìm hiểu thêm”, v.v. Những từ ngữ này giúp tạo cảm giác cấp bách và thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động.
- Đặt CTA ở vị trí nổi bật: CTA cần được đặt ở vị trí mà khách hàng dễ dàng nhìn thấy và chú ý. Bạn có thể đặt CTA ở đầu trang, cuối trang, hoặc ở các vị trí khác trên website.
- Sử dụng màu sắc và phông chữ nổi bật: Sử dụng màu sắc và phông chữ nổi bật sẽ giúp CTA thu hút sự chú ý của khách hàng.
3.6. Đồng nhất về bộ nhận diện thương hiệu trên các sản phẩm
Điều này giúp tạo ra sự nhất quán và chuyên nghiệp cho thương hiệu, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu. Các yếu tố nhận diện thương hiệu cần được đồng nhất trên các sản phẩm đăng trên website bao gồm:
- Tên thương hiệu: Tên thương hiệu cần được đặt ở vị trí nổi bật, dễ nhìn thấy trên tất cả các sản phẩm.
- Logo: Logo cần được sử dụng với kích thước phù hợp và được đặt ở vị trí phù hợp trên các sản phẩm.
- Màu sắc thương hiệu: Màu sắc thương hiệu cần được sử dụng thống nhất trên tất cả các sản phẩm.
- Font chữ thương hiệu: không nên sử dụng quá nhiều font chữ, sử dụng font có chân và không chân phù hợp với từng mặt hàng, từng phân khúc.
3.6. Thiết lập quy trình thanh toán an toàn, dễ hiểu
Quy trình thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định trải nghiệm của khách hàng trên website bán hàng. Một quy trình thanh toán an toàn, dễ hiểu sẽ giúp khách hàng cảm thấy an tâm khi mua sắm và tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng.
3.6.1. Xác định phương thức thanh toán khi phát triển website bán hàng
Trước khi thiết lập quy trình thanh toán, bạn cần xác định các hình thức thanh toán mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng. Một số hình thức thanh toán phổ biến hiện nay như:
- Chọn thanh toán bằng thẻ tín dụng/ghi nợ
- Sử dụng thanh toán bằng ví điện tử
- Thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng
- Thanh toán khi nhận hàng (COD)
Giao diện thanh toán cần được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng, giúp khách hàng dễ dàng điền thông tin và hoàn tất giao dịch. Nếu muốn phát triển website bán hàng, bạn nên sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, tránh sử dụng các thuật ngữ chuyên môn.
3.6.2. Biết cách bảo mật cho các phương thức thanh toán
Bạn cũng cần chú ý đến yếu tố bảo mật khi phát triển website bán hàng. Bạn cần áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết để đảm bảo an toàn cho thông tin thanh toán của khách hàng, chẳng hạn như:
- Sử dụng chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) để mã hóa dữ liệu giao dịch
- Sử dụng các giao thức để bảo mật như HTTPS
- Tích hợp các hệ thống bảo mật của bên thứ ba
3.6.3. Tích hợp các cổng thanh toán uy tín hiện nay
Ngoài ra, bạn có thể tích hợp thêm các cổng thanh toán uy tín để phát triển website bán hàng. Cổng thanh toán đóng vai trò trung gian giữa người bán và ngân hàng trong quá trình thanh toán. Bạn nên lựa chọn các cổng thanh toán uy tín, có đầy đủ giấy phép hoạt động và được nhiều người dùng tin tưởng.
Bạn có thể sử dụng một số cổng thanh toán uy tín tại Việt Nam như: VNPay, Momo, ZaloPay, ShopeePay, AirPay
4.Lời kết
Bài viết trên đã mách bạn những cách chi tiết để phát triển website bán hàng. Nếu bạn đang cân nhắc việc tạo một trang web thương mại điện tử, hãy đọc bài viết này và thử triển khai theo chiến lược đã được chi tiết hoá trong bài nhé. Để cập nhật thêm những thông tin “nóng hổi” khác về marketing hãy truy cập vào amaiagency.com thường xuyên nhé!