Tổng hợp 8 công cụ phân tích Website thịnh hành nhất 

Để đánh giá hiệu quả hoạt động Website, doanh nghiệp cần có các công cụ hỗ trợ phân tích website giúp theo dõi các chỉ số quan trọng như lượng truy cập, hiệu suất SEO,… Hãy cùng AMAI Agency tìm hiểu ngay 8 công cụ phân tích Website thịnh hành nhất hiện nay nhé!

1. Những số liệu cần lưu ý khi phân tích Website

phân tích website
Những số liệu cần lưu ý khi phân tích Website

Rất nhiều nhà quản trị Web (Webmaster) và các chuyên gia SEO hiện nay tận dụng các công cụ phân tích Website để hỗ trợ đánh giá hiệu suất của Website thông qua việc thu thập và phân tích các dữ liệu quan trọng như:

  • Lượng truy cập (Traffic Website): Cung cấp thông tin về số lượt truy cập Website trong một khoảng thời gian cụ thể, bao gồm nguồn truy cập, địa điểm, loại thiết bị sử dụng, phiên truy cập, và các thông tin về các chiến dịch quảng cáo.
  • Thời gian trên trang (Time on Site): Đo lường thời gian trung bình một người dùng dành cho Website trong một phiên truy cập. Theo Google Analytics, thời gian tương tác trùng bình trên trang là khoảng hơn 3 phút. Vì vậy, nếu chỉ số này cao, nội dung trên trang được đánh giá tích cực và người dùng muốn ở lại lâu hơn.
  • Tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate): Đo lường tỷ lệ người dùng thực hiện các hành động chuyển đổi như mua sản phẩm, đăng ký, hoặc để lại thông tin liên hệ. Đây là một chỉ số quan trọng khi phân tích Website và đánh giá hiệu suất kinh doanh trên trang.
  • Tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate): Đo lường tỷ lệ người dùng rời Website sau khi xem chỉ một trang duy nhất mà không tương tác thêm. Tỷ lệ thoát trang thấp thường là kết quả của việc tương tác tích cực trên trang.
  • Trang phổ biến nhất và tổng số lượt xem từng trang: Theo dõi xem trang nào trên Web thu hút nhiều sự quan tâm nhất và có bao nhiêu lượt xem trong một khoảng thời gian cụ thể.
  • So sánh theo thời gian tùy chỉnh: Cho phép so sánh các chỉ số trên theo các khoảng thời gian cụ thể để theo dõi sự thay đổi, phát triển của trang, v.v.

2. Tổng hợp 5 công cụ phân tích Website phổ biến nhất

2.1 Ahrefs

Ahrefs là một trong những công cụ phân tích Website toàn diện trong lĩnh vực SEO. Nó cung cấp đầy đủ các tính năng cho người dùng để theo dõi thứ hạng của trang, nghiên cứu từ khóa, tìm cơ hội để tăng lưu lượng truy cập, quản lý liên kết (backlinks), và cả phân tích cạnh tranh hiệu quả.

phân tích website
Phân tích Website bằng Ahrefs

Ưu điểm:

  • Cung cấp khả năng phân tích Website, đo lường và thống kê dữ liệu liên quan đến từ khóa, thứ hạng, liên kết backlinks của Website và của các đối thủ cạnh tranh.
  • Khả năng tối ưu SEO giúp bạn hiểu rõ hơn về cách cải thiện hiệu suất Website.
  • Không cần phải cài đặt phần mềm, chỉ cần đăng ký tài khoản để sử dụng.

Nhược điểm:

  • Giới hạn báo cáo về lưu lượng truy cập trên trang, không thể hiển thị các dữ liệu chi tiết về lưu lượng truy cập.
  • Các chỉ số liên quan đến lưu lượng truy cập và thứ hạng có tính tương đối.
  • công cụ phân tích Website trả phí nên có thể tạo áp lực tài chính đối với người dùng có ngân sách hạn chế.

2.2 Semrush

Semrush là một giải pháp toàn diện, phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực Marketing. Semrush cung cấp một loạt các công cụ để phân tích Website chuyên nghiệp, thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng khác nhau.

phân tích website
Phân tích Website bằng Semrush

Ưu điểm: 

  • Cung cấp hơn 40 công cụ đa dạng, phục vụ cho việc tiếp thị nội dung, nghiên cứu thị trường, quảng bá trên mạng xã hội và quảng cáo trực tuyến.
  • SEO Website là một trong những tính năng nổi bật nhất và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
  • Là nền tảng hàng đầu hỗ trợ cho các chiến dịch Marketing với 3 gói dịch vụ khác nhau để phục vụ từ các Freelancer đến các dự án E-commerce và các doanh nghiệp lớn.

Nhược điểm:

  • Chỉ số độ khó của từ khóa có thể không có độ tin cậy cao.
  • Thông tin về Backlink có thể không hoàn toàn chính xác.
  • Giao diện có thể gây khó khăn đối với những người mới sử dụng.

2.3 Hotjar

Hotjar là một công cụ phân tích Website giúp cải thiện trải nghiệm người dùng (UX) và tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang, đặc biệt là tỷ lệ mua hàng. Bằng cách hiểu rõ hành vi và thu thập ý kiến từ người dùng, bạn có thể điều chỉnh nội dung và thiết kế Website đáp ứng mong muốn của họ. 

phân tích website
Phân tích Website bằng Hotjar

Ưu điểm: 

  • Khả năng theo dõi hành vi của người dùng thông qua việc sử dụng heatmap (bản đồ nhiệt) và ghi lại các thao tác của họ. 
  • Tính năng phản hồi cho phép tương tác với người truy cập trang để hiểu tại sao họ không thực hiện các hành động cụ thể.
  • Có thể tạo các cuộc hỏi ngay khi người dùng dừng lại hoặc chuẩn bị rời trang. Các hộp thoại hỏi ý kiến sẽ tự động xuất hiện dựa trên dữ liệu thu thập từ việc theo dõi hành vi của khách hàng.

Nhược điểm:

  • Nếu trang web của bạn có một lượng lớn người dùng truy cập, bạn sẽ phải tăng chi phí cho dịch vụ máy chủ (server) hoặc chịu ảnh hưởng đến hiệu suất Website. 
  • Cần có kiến thức và nguồn lực cụ thể để cài đặt, cấu hình, sử dụng Hotjar một cách hiệu quả.

2.4 Crazy Egg

Công cụ phân tích Website Crazy Egg cho phép quản trị viên theo dõi chi tiết hành vi của người dùng trên trang qua bản đồ nhiệt. Từ đó, họ sẽ có cái nhìn chính xác để cải thiện chất lượng, tăng trải nghiệm của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi trên trang.

phân tích website
Phân tích Website bằng Crazy Egg

Ưu điểm:

  • Theo dõi và phân tích hành vi như click chuột và cuộn trang web của người dùng thay vì tập trung vào thông tin lưu lượng truy cập. 
  • Biến dữ liệu thành các bản đồ nhiệt độ trực quan, cho phép nhà quản trị trang dễ dàng xác định các vị trí mà người dùng tập trung nhiều và những nơi mà họ bỏ qua.
  • Không yêu cầu cài đặt phức tạp, có thể sử dụng nó trực tiếp trên trang thông qua giao diện trực tuyến.

Nhược điểm:

  • Thông tin về lưu lượng truy cập trên trang khá hạn chế.
  • Giao diện khá phức tạp để theo dõi.
  • Yêu cầu thanh toán trả phí để sử dụng.

2.5 Parse.ly

Khác với các công cụ phân tích Website thông thường chỉ theo dõi thời gian Website mở và tỷ lệ thoát, Parse.ly sử dụng tính năng “heartbeat” để xác định liệu người dùng có đang tương tác thực sự trên trang hay không.

phân tích website
Phân tích Website bằng Parse.ly

Ưu điểm:

  • Tính năng “heartbeat” giúp xác minh tab chứa nội dung đang được mở và người dùng đang tương tác thật sự trên trang bằng cách theo dõi hoạt động như di chuyển con trỏ chuột, cuộn trang, hay nhấp chuột. 
  • Tự động thu thập dữ liệu từ các mạng xã hội, công cụ tìm kiếm, hệ điều hành của người dùng, v.v. 
  • Khi được tích hợp vào WordPress sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn trong việc triển khai chiến dịch Content Marketing. 

Nhược điểm:

  • Giao diện có thể khiến người dùng mới khó sử dụng.
  • Có giá thành cao hơn so với các công cụ phân tích Website khác. Bản dùng thử miễn phí của Parse.ly chỉ cung cấp 1.000 lượt truy cập mỗi tháng. 

3. Top 3 công cụ phân tích Website miễn phí tốt nhất 

3.1 Google Analytics

phân tích website
Phân tích Website bằng công cụ Google Analytics

Google Analytics là công cụ phân tích website phổ biến nhất hiện nay. Công cụ cung cấp thông tin về lượt truy cập trên trang và phân tích chi tiết hành vi của người dùng, cách họ tìm đến bạn và cách bạn có thể thúc đẩy họ quay lại. 

Ưu điểm:

  • Có khả năng đo lường doanh số bán hàng, hiệu suất chuyển đổi, và hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo.
  • Cung cấp đề xuất để tối ưu hóa Website, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi, tương tác người dùng để cải thiện xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. 
  • Dữ liệu được phân tích một cách chính xác và nhanh chóng.
  • Giao diện đơn giản, thân thiện với mọi người dùng.
  • Không mất phí để sử dụng.

Nhược điểm:

  • Cần cài đặt Google Analytics trên Website để sử dụng. 
  • Đối với những người không có kiến thức chuyên sâu về công nghệ hoặc chưa có kinh nghiệm trong quản lý Website, việc này có thể trở nên phức tạp và khó khăn.

3.2 Google Search Console

phân tích website
Phân tích Website bằng Google Search Console

Google Search Console là công cụ phân tích Website đã quá quen thuộc với Webmaster và SEOer. Công cụ này cung cấp một loạt tính năng giúp kiểm tra lượng truy cập, trạng thái chỉ mục và tối ưu hóa hiển thị trang web một cách hiệu quả.

Ưu điểm:

  • Theo dõi từ khóa mà khách hàng sử dụng để tìm Website của bạn, cùng với thứ hạng tương ứng của chúng. 
  • Cung cấp thông tin về liên kết trên trang, tệp robots.txt, dữ liệu sitemap, và cung cấp báo cáo về chỉ số Core Web Vitals, v.v.
  • Hoàn toàn miễn phí.
  • Giao diện thân thiện và dễ sử dụng cho Newbie.

Nhược điểm: 

  • Phải cài đặt công cụ vào Website.

3.3 SimilarWeb

phân tích website
Phân tích Website bằng công cụ SimilarWeb

Công cụ phân tích Website online SimilarWeb được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây. Similarweb không chỉ giúp bạn đo lường các chỉ số hoạt động của trang mà còn hỗ trợ trong việc phân tích, so sánh Website với các đối thủ trong cùng ngành.

Ưu điểm:

  • Cung cấp phân tích dữ liệu về xếp hạng, tương tác của người dùng và lưu lượng truy cập của Website.
  • Đo lường, thống kê các vấn đề liên quan đến lưu lượng truy cập, tình trạng chỉ mục, tình trạng liên kết và xếp hạng từ khóa trên trang.
  • Trực tuyến và miễn phí, không yêu cầu đăng ký tài khoản hoặc cài đặt phức tạp.

Nhược điểm:

  • Chỉ có thể phân tích và thống kê các chỉ số hoạt động của các Website có lượng truy cập lớn từ 1.000 trở lên và hoạt động ít nhất trong 3 tháng.
  • Kết quả phân tích chỉ mang tính tương đối và giới hạn trong việc cung cấp thông tin chi tiết.

4. Lời kết

Các công cụ phân tích Website trên đây sẽ là “cánh tay phải” đắc lực cho bạn trong việc theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của trang một cách chi tiết và toàn diện nhất. Hy vọng bạn đọc đã lựa chọn cho mình được một công cụ tối ưu nhất qua bài viết này và đừng quên truy cập website amaiagency.com để “bỏ túi” thêm nhiều tools hữu ích khác nhé.

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template