Phân Khúc Khách Hàng là gì – Cách xác định chuẩn nhất cho doanh nghiệp

Để đạt được kết quả tối ưu nhất cho hoạt động kinh doanh của mình, các doanh nghiệp cần xác định chính xác phân khúc khách hàng để có thể xây dựng những chiến lược và kế hoạch phù hợp. Cùng Amai Agency tìm hiểu cách xác định chính xác phân khúc khách hàng dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu phân khúc khách hàng là gì?

Phân khúc khách hàng là việc phân chia khách hàng theo từng nhóm nhỏ dựa theo một số đặc điểm cụ thể. Mỗi phân đoạn khách hàng khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, những hành vi mua hàng khác nhau và họ có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Định nghĩa phân khúc khách hàng là gì?
Định nghĩa phân khúc khách hàng là gì?

Chính vì vậy, tùy vào từng phân đoạn khách hàng khác nhau, doanh nghiệp cần chuẩn bị nội dung, thông điệp sao cho phù hợp để có thể tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả.

Xây dựng chiến lược tiếp thị và bán hàng phù hợp với từng phân khúc khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được kết quả kinh doanh vượt trội.

Để xác định được phân khúc từng nhóm khách hàng, doanh nghiệp có thể dựa trên một số đặc điểm như: Độ tuổi, giới tính, vị trí địa lý, hành vi, sở thích hay thu nhập,…

Để biết chi tiết cách xác định phân khúc từng nhóm khách hàng như thế nào, cùng chúng tôi chuyển sang phần tiếp theo dưới đây nhé!

2. Cách xác định phân khúc khách hàng chính xác nhất cho doanh nghiệp

Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược tiếp thị

Bước đầu tiên trong quá trình xác định phân khúc khách hàng là bạn cần xác định mục tiêu mà chiến dịch marketing muốn nhắm đến. Khi biết rõ được mục tiêu, bạn sẽ xây dựng được chiến lược phù hợp và đúng hướng nhất.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường hiện tại

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu của chiến dịch, bước tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu thị trường để thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Cách xác định phân khúc khách hàng chính xác nhất cho doanh nghiệp
Cách xác định phân khúc khách hàng chính xác nhất cho doanh nghiệp

Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các đối thủ cạnh tranh để từ đó xây dựng được những kế hoạch nâng cấp hơn, mới lạ hơn nhằm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của mình hiệu quả nhất.

Bước 3: Phân tích dữ liệu khách hàng đã thu thập được 

Bước tiếp theo trong quá trình phân khúc khách hàng là bạn cần xác định được phân khúc của từng nhóm khách hàng mục tiêu của mình bằng cách tìm kiếm, nghiên cứu và phân tích thông tin khách hàng từ nhiều nguồn khác nhau .

Qua đó, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những nhu cầu, cũng như những mong muốn của khách hàng để có thể lên kế hoạch tiếp thị và bán hàng phù hợp nhất.

Bước 4: Xác định chính xác phân khúc khách hàng

Dựa vào những phân tích trên, bạn có thể xác định được phân khúc khách hàng mà mình đang nhắm tới, từ đó có được những cải tiến sản phẩm phù hợp hơn và những nội dung muốn truyền tải hữu ích hơn.

3. Những loại phân khúc khách hàng phổ biến nhất hiện nay

3.1. Phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học (Demographic Segmentation)

Phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học là cách phổ biến và được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Những đặc điểm như giới tính, tuổi tác, vị trí địa lý, mức thu nhập,… là những yếu tố thường được sử dụng để phân chia các nhóm khách hàng khác nhau.

Phân khúc từng nhóm khách hàng dựa theo các yếu tố theo nhân khẩu học
Phân khúc từng nhóm khách hàng dựa theo các yếu tố theo nhân khẩu học

Ưu điểm của phân khúc khách hàng theo nhân khẩu học:

–      Dữ liệu được thu thập dễ dàng: Bạn có thể thu thập dữ liệu khách hàng thông qua các cuộc khảo sát hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ thống kê dữ liệu.

–      Dễ dàng đo lường: Những dữ liệu về nhân khẩu học có xu hướng dễ dàng hơn trong việc đánh giá và đo lường vì dữ liệu được cập nhật ổn định và không quá phức tạp.

–      Dễ dàng theo dõi những xu hướng xã hội: Qua các dữ liệu về nhân khẩu học, doanh nghiệp có thể theo dõi, giám sát và phân tích hàng trình của khách hàng, giúp doanh nghiệp đưa ra những dự đoán trong tương lai.

Nhược điểm của phân đoạn khách hàng theo nhân khẩu học:

–      Dữ liệu nhân khẩu học tương đối mơ hồ: Mặc dù những dữ liệu về nhân khẩu học sẽ cho bạn biết tuổi tác hay thu nhập của một người trong một năm, nhưng những thông tin này lại không thể cung cấp thông tin chi tiết về tính cách của cá nhân đó hay những mong muốn và hành vi mua hàng của họ.

–      Dữ liệu nhân khẩu học thay đổi nhanh chóng: Nguồn dữ liệu này có khả năng thay đổi vô cùng nhanh chóng theo thời gian. Cụ thể, tuổi tác sẽ thay đổi hàng năm, thu nhập của mọi người cũng sẽ thay đổi, tình trạng hôn nhân hay trình độ học vấn, và kể cả nghề nghiệp của họ cũng thay đổi.

Chính vì vậy, nếu thực sự cần xác định phân khúc của từng nhóm khách hàng chính xác theo nhân khẩu học, bạn sẽ cần khảo sát rất thường xuyên.

3.2. Phân khúc khách hàng được chia theo hành vi mua hàng

Phân khúc khách hàng theo hành vi mua hàng mang tính chuyên sâu hơn so với phương pháp nhân khẩu học. Với hình thức này, doanh nghiệp cần nắm được khách hàng mua gì, tần suất mua hàng như thế nào và lý do họ chọn món đồ đó là gì.

Phân khúc từng nhóm khách hàng được chia theo hành vi mua hàng
Phân khúc từng nhóm khách hàng được chia theo hành vi mua hàng

Khi phân đoạn từng nhóm khách hàng theo hành vi mua, thông điệp của bạn sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng đối tượng. Cụ thể, nhóm khách hàng này sẽ bao gồm: Khách hàng mua lần đầu, khách hàng tiềm năng, khách hàng mua thường xuyên và cả những khách hàng đã chuyển hướng sang một thương hiệu khác.

3.3. Phân khúc khách hàng dựa theo hành trình mua hàng

Khi sử dụng phương pháp phân khúc khách hàng theo hành trình mua hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh nội dung và thông điệp của mình dựa theo vị trí của khách hàng trong hành trình mua sắm của họ.

Phân khúc từng nhóm khách hàng dựa theo hành trình mua hàng
Phân khúc từng nhóm khách hàng dựa theo hành trình mua hàng

Về cơ bản hành trình mua hàng của khách hàng sẽ bao gồm các giai đoạn: Nhận thức, cân nhắc và quyết định mua.

Hành trình mua sắm của một người có thể xuất phát từ những vấn đề của họ. Tuy nhiên, đối với trường hợp này họ đã biết mình cần mua gì và sẵn sàng đưa ra quyết định mua.

Còn đối với những khách hàng khác, doanh nghiệp cần có quá trình quảng bá và truyền thông sao cho đúng với mục tiêu mua sắm của khách hàng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần đổi thông điệp một cách thường xuyên cho từng nhóm khách hàng nhất định.

3.4. Phân khúc khách hàng theo thiết bị sử dụng để mua sắm

Với thời đại công nghệ 4.0, việc mua sắm online ngày càng trở nên phổ biến, chính vì vậy bạn có thể dựa vào thiết bị họ sử dụng để mua sắm mà phân khúc khách hàng phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Phân khúc từng nhóm khách hàng theo thiết bị sử dụng để mua sắm
Phân khúc từng nhóm khách hàng theo thiết bị sử dụng để mua sắm

Khách sẽ có rất nhiều thiết bị để truy cập vào Internet và tham quan gian hàng của bạn, tuy nhiên, trên thực tế hơn một nửa người dùng sử dụng Internet truy cập bằng các thiết bị di động. Không chỉ vậy nhu cầu của người dùng máy tính và các thiết bị di động sẽ khác nhau.

Chính vì vậy, website hay các app bán hàng của doanh nghiệp cần được tối ưu để tương thích với đa số thiết bị. Ngoài ra, người dùng các thiết bị di động sẽ thường lướt web trong thời gian di chuyển nên họ sẽ chỉ có thời gian để đọc những nội dung ngắn, nên bạn cũng cần tối ưu hóa nội dung chính để khách hàng nhanh chóng nắm bắt được thông điệp mà bạn muốn truyền tải.

Trên đây là toàn bộ thông tin về phân khúc khách hàng là gì mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm, cách xác định và các loại phân khúc khách hàng phổ biến nhất. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé qua amaiagency.com để được tư vấn về dịch vụ marketing thuê ngoài mà chúng tôi đang cung cấp nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template