Mã nguồn mở (Open source) mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và nhà phát triển, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghệ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa, phân biệt với mã nguồn đóng cùng 5 nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay.
Nội dung chính
Toggle1. Định nghĩa mã nguồn mở
Trong thế giới công nghệ hiện đại ngày nay, phần mềm mã nguồn mở (Open Source – OSS) đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Từ hệ điều hành Linux, trình duyệt web Firefox đến các công cụ phát triển phần mềm như Git, GitHub, v.v. đều là những ví dụ điển hình của phần mềm mã nguồn mở.
Vậy mã nguồn mở là gì? Mã nguồn mở là phần mềm có mã nguồn được công khai cho tất cả mọi người có thể truy cập, sử dụng, chỉnh sửa và phân phối lại mà không cần trả phí bản quyền. Mã nguồn là tập hợp các lệnh, chỉ thị được viết bằng ngôn ngữ lập trình để tạo thành một phần mềm.
Các nền tảng mã nguồn mở như WordPress, Magento, Joomla, Opencart hay Drupal được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế Website. Chúng cung cấp giao diện linh hoạt, đáp ứng chuẩn SEO và hỗ trợ các tính năng tùy chỉnh theo nhu cầu người dùng mà không cần phải viết mã từ đầu. Điều này giúp lập trình viên tận dụng mã nguồn có sẵn và điều chỉnh để phù hợp với yêu cầu cụ thể một cách dễ dàng.
2. Sự khác biệt giữa nền tảng mã nguồn mở và đóng là gì?
Ở đầu bên kia của phổ phần mềm, bạn sẽ tìm thấy phần mềm mã nguồn đóng (CSS). Loại phần mềm này cũng có thể được gọi là phần mềm độc quyền, như Adobe, Apple hay Microsoft.
Sự khác biệt chính giữa mã nguồn mở và nguồn đóng là khả năng truy cập của mã nguồn. Trong trường hợp phần mềm nguồn đóng, mã nguồn không được công khai. Khi bạn mua hoặc tải xuống phần mềm nguồn đóng, bạn chỉ nhận được các tệp nhị phân cần thiết để chạy chương trình. Bạn không thực sự sở hữu phần mềm; thay vào đó, bạn đang trả tiền để có quyền sử dụng nó.
Bằng cách giữ kín mã nguồn, người sáng tạo phần mềm có thể bảo vệ tài sản trí tuệ của họ, duy trì lợi thế cạnh tranh và quan trọng nhất là việc kiếm tiền từ sản phẩm sẽ dễ dàng hơn nhiều khi không ai khác có thể xem hoặc sửa đổi mã.
Sự khác biệt chính giữa nền tảng mã nguồn mở và đóng nằm ở độ linh hoạt và sự kiểm soát. Bảng dưới đây sẽ cung cấp phân tích chi tiết về những khác biệt đó:
Mã nguồn mở Open Source | Mã nguồn đóng Closed Source | |
Hỗ trợ | Phần lớn bạn phải tự tìm cách khắc phục khi xảy ra sự cố hoặc nhờ đến sự hỗ trợ từ các diễn đàn, Website hoặc chuyên gia. | Do là phần mềm trả phí, nên đơn vị cung cấp sẽ có dịch vụ chăm sóc khách hàng đi kèm khi có sự cố xảy ra. |
Tính khả dụng | Người dùng có thể thoải mái tùy chỉnh, mở rộng chức năng theo ý muốn. | Không cho phép người dùng can thiệp hoặc xem cấu trúc bên trong. |
Bảo mật Security | Có khả năng bảo mật cao hơn và thường được cập nhật nhanh chóng nhờ sự đóng góp của cộng đồng. | Có cơ chế bảo mật riêng, nhưng tốc độ sửa lỗi phụ thuộc chủ yếu vào nhà phát triển. |
Khả năng sử dụng Innovation | Mang lại trải nghiệm với chất lượng cao hơn vì được phát triển bởi các chuyên gia và có hướng dẫn chi tiết. | Thường chỉ phù hợp với nhà phát triển và có thể không tuân theo các tiêu chuẩn cụ thể. |
Giá Cost | Nhiều mức giá khác nhau phụ thuộc vào độ phức tạp của phần mềm. | Gần như miễn phí. |
3. Tổng hợp 5 nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất
3.1 WordPress
WordPress là một trong những nền tảng mã nguồn mở để quản lý nội dung CMS phổ biến nhất trên thế giới. Trước đây, WordPress chỉ được biết đến như một nền tảng viết blog nhưng bây giờ nó đã phát triển hơn thế. Theo dữ liệu từ W3Techs, WordPress được 45,8% tổng số Website trên Internet sử dụng vào năm 2023, điều đó có nghĩa là cứ 5 Website thì có hơn 2 Website sử dụng WordPress.
Nền tảng mã nguồn mở này có giao diện thân thiện với người dùng và dễ sử dụng. WordPress có thể được sử dụng cho nhiều loại trang web, từ blog cá nhân đến trang chủ của các doanh nghiệp lớn. WordPress hỗ trợ hàng nghìn plugin và theme cho phép người dùng mở rộng chức năng và thiết kế của Website một cách linh hoạt.
3.2 Joomla
Joomla cũng là một hệ thống CMS mã nguồn mở, được sử dụng để xây dựng các Website phức tạp hơn. Nền tảng cung cấp tính năng quản lý nội dung linh hoạt và đa dạng, với khả năng tùy chỉnh cao thông qua các module, component và plugin.
Joomla thường được sử dụng cho các Website cần tính đa ngôn ngữ và khả năng quản lý người dùng phức tạp. Cộng đồng người dùng và nhà phát triển Joomla rất lớn và tích cực, đóng góp vào việc cải thiện mã nguồn, viết các extension và phát triển template mới.
3.3 Magneto
Magento là một nền tảng thương mại điện tử được xây dựng để tạo ra cửa hàng trực tuyến với các tính năng vượt trội như quản lý sản phẩm, thanh toán, vận chuyển hay quản lý đơn hàng. Magento hỗ trợ các cửa hàng trực tuyến lớn với hàng nghìn sản phẩm và có khả năng mở rộng linh hoạt.
Magento có một phiên bản mã nguồn mở, gọi là Magento Open Source (trước đây là Magento Community Edition). Mã nguồn của Magento có thể được truy cập và sửa đổi theo điều kiện của OSL 3.0 (Open Software License 3.0). Điều này mang lại sự linh hoạt lớn cho các nhà phát triển và doanh nghiệp khi xây dựng và tùy chỉnh các cửa hàng thương mại điện tử của họ.
3.4 OpenCart
OpenCart là nền tảng thương mại điện tử mã nguồn mở nhỏ có trụ sở tại Hồng Kông được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Giống như WooCommerce, OpenCart cho phép người dùng không có kiến thức lập trình front-end Website cơ bản sử dụng các theme của nền tảng. OpenCart tích hợp một loạt các tính năng cho cửa hàng trực tuyến như quản lý sản phẩm, thanh toán, giao hàng với hơn 13.000 tiện ích mở rộng trong thư viện.
3.5 WooCommerce
Mã nguồn mở miễn phí WooCommerce được thiết kế để hoạt động với các trang web WordPress. Phần mềm này là một lựa chọn phổ biến với các doanh nghiệp thương mại điện tử, và WooCommerce đã hỗ trợ 29% cửa hàng trực tuyến trên toàn thế giới.
WooCommerce sử dụng Giấy phép Công cộng GNU, mang lại sự tự do cho người dùng để tùy chỉnh và sử dụng theo ý muốn. Bạn có thể thêm các tính năng mới thông qua plugin và theme, hoặc thậm chí tạo ra các phiên bản tùy chỉnh của WooCommerce để đáp ứng nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp.
Tóm lại, trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm mã nguồn mở, sự khác biệt với mã nguồn đóng và các nền tảng mã nguồn mở phổ biến nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mã nguồn mở và lựa chọn được nền tảng phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi tại amaiagency.com để tìm hiểu thêm nhiều chuyên mục kiến thức khác nhé!