Thủ thuật fix lỗi 500 Internal Server Error hiệu quả nhất

Lỗi HTTP Error 500, hay còn gọi là “Internal Server Error”, là một mã lỗi phổ biến trong mã phản hồi HTTP. Nếu vô tình bạn gặp phải lỗi này thì đừng lo lắng hãy thử thực hiện theo các cách khắc phục lỗi 500 internal server error được chia sẻ bởi Amai Agency dưới đây. 

1. 500 internal server error là lỗi gì?  

Lỗi 500 internal server error là một mã phản hồi HTTP thông báo về một sự cố xảy ra trên máy chủ web khi cố gắng xử lý yêu cầu từ trình duyệt của người dùng. Nó cho biết rằng máy chủ không thể hoàn thành yêu cầu do một lỗi không xác định.

Giải đáp: 500 internal server error là lỗi gì
Giải đáp: 500 internal server error là lỗi gì

Lỗi 500 internal server error có thể được hiển thị dưới nhiều dạng khác nhau, tùy thuộc vào cấu hình của trang web. Một số trang web sẽ hiển thị thông báo lỗi văn bản đơn giản như “500 Internal Server Error” hoặc “500 Error”. Nhưng cũng có thể hiển thị các thông báo lỗi khác như “HTTP Error 500”, “500. That’s an error”, “Temporary Error (500)” hoặc sử dụng hình ảnh dễ thương để giảm bớt sự khó chịu cho người dùng khi trang web bị lỗi.

2. Nguyên nhân dẫn tới lỗi 500 internal server error trên website 

Nguyên nhân dẫn tới lỗi 500 internal server error
Nguyên nhân khiến website mắc lỗi 500

Khi trang web gặp lỗi, máy chủ sẽ hiển thị các thông tin liên quan đến lỗi đó. Nhưng với lỗi 500 internal server error, thông tin lỗi hiện lên khá chung chung, không cung cấp thông tin cụ thể về nguyên nhân gây ra lỗi. Điều này làm cho trình duyệt không hiển thị lỗi cụ thể. Tuy nhiên, thường khi gặp lỗi này là do một trong các nguyên nhân sau: 

  • Hỏng tập tin .htaccess: Tập tin .htaccess là một tập tin cấu hình quan trọng trên máy chủ web. Nếu nó bị hỏng hoặc chứa cấu hình không chính xác thì có thể gây ra lỗi 500 internal server error. 
  • Xung đột Plugin: Trên các nền tảng quản lý nội dung (CMS) như WordPress, Drupal, Joomla, các plugin, tiện ích mở rộng có thể gây xung đột với nhau hoặc với hệ thống. Nếu một plugin không tương thích hoặc gặp lỗi, sẽ xảy ra lỗi 500 internal server error khi truy cập. 
  • Giới hạn bộ nhớ PHP: Nếu trang web sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP,  bộ nhớ PHP được giới hạn, quá trình xử lý yêu cầu có thể vượt quá giới hạn đó. Khi bộ nhớ PHP không đủ để xử lý yêu cầu thì sẽ xảy ra lỗi. 
  • Máy chủ quá tải: Khi có quá nhiều người truy cập vào trang web cùng một lúc, máy chủ không đủ tài nguyên để xử lý tất cả các yêu cầu, máy chủ có thể bị quá tải. Khi máy chủ quá tải, nó không thể xử lý yêu cầu, trả về lỗi 500 internal server error.

3. Cách khắc phục lỗi 500 internal server error hiệu quả

3.2. Cách sửa lỗi 500 internal server error trên wordpress

Để khắc phục lỗi 500 internal server error bạn có thể thực hiện theo 1 trong 3 cách chúng tôi tổng hợp dưới đây. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bạn cần sao lưu toàn bộ dữ liệu của trang web để phòng trường hợp xảy ra sự cố gây mất hết dữ liệu người dùng. 

Cách 1: Kiểm tra file .htaccess 

Bước 1: Đăng nhập vào điều khiển quản lý hosting, truy cập vào “File Manager” hoặc sử dụng một FTP client như FileZilla để kết nối vào máy chủ.

Bước 2: Di chuyển đến thư mục gốc của trang web WordPress (nếu bạn thấy các thư mục wp-content, wp-includes, bạn đã ở đúng vị trí).

Bước 3: Tìm, xem xét file có tên là “.htaccess” trong thư mục này. Nếu tìm thấy, hãy đổi tên file thành một tên khác (ví dụ: “.htaccess1”) để tạm thời vô hiệu hóa nó.

lỗi 500 internal server error
Tìm kiếm file “.htaccess”

Bước 4: Sau đó, tạo một file mới có tên là “.htaccess” sao chép nội dung mặc định của WordPress vào file này. Bạn có thể tìm mẫu nội dung .htaccess mặc định của WordPress trên trang web chính thức của WordPress.

Bước 5: Lưu lại file .htaccess mới.

lỗi 500 internal server error
Lưu lại file mới

Bước 6: Tiếp theo, hãy mở lại trang web của bạn trong trình duyệt, kiểm tra xem lỗi 500 internal server error đã được khắc phục chưa. Nếu lỗi vẫn còn hiển thị, bạn có thể thử các phương pháp khác dưới đây.

Cách 2: Vô hiệu hóa và xác định Plugin gây ra lỗi 

Bước 1: Truy cập vào thư mục gốc code website qua FTP. Sử dụng một FTP client như FileZilla, kết nối vào máy chủ của bạn, tìm đường dẫn tới thư mục gốc của trang web.

Bước 2: Tìm thư mục “wp-content” thay đổi tên thư mục “plugins”: Trong thư mục “wp-content”, bạn sẽ tìm thấy thư mục “plugins”. Đổi tên thư mục này thành một tên khác (ví dụ: “plugins_disabled”) để vô hiệu hóa tất cả các plugin trên trang web.

lỗi 500 internal server error
Tìm đường dẫn thư mục và đổi tên mới

Bước 3: Sau khi đổi tên thư mục “plugins”, tải lại trang web của bạn. Nếu trang web không hiển thị lỗi nữa, điều này cho thấy plugin là nguyên nhân gây ra lỗi.

lỗi 500 internal server error
Vô hiệu hóa plugin

Bước 4: Xác định plugin gây lỗi 500 internal server error bằng cách vô hiệu hóa từng plugin một cách tuần tự lần lượt như sau: 

  • Trong thư mục “plugins_disabled”, tìm thư mục của plugin cần kiểm tra, đổi tên nó thành một tên khác.
  • Sau khi đổi tên thư mục plugin, tải lại trang web để kiểm tra xem lỗi đã được khắc phục chưa. Lặp lại quá trình này cho từng plugin.
  • Khi bạn tìm thấy plugin gây ra lỗi (khi tải lại trang web hiển thị lỗi), ghi nhận tên của plugin đó.

Bước 5: Sau khi xác định được plugin gây lỗi, bạn có thể thực hiện các bước khắc phục sau:

  • Trong thư mục “plugins_disabled”, tìm thư mục của plugin gây lỗi, đổi tên nó trở lại như ban đầu.
  • Tìm phiên bản mới nhất của plugin gây lỗi rồi cài đặt lại. Nếu không có phiên bản mới hoặc plugin không tương thích, hãy tìm một plugin thay thế thích hợp, cài đặt nó.
  • Sau khi cài đặt lại hoặc thay thế plugin, tải lại trang web, kiểm tra xem lỗi 500 internal server error đã được khắc phục chưa.

Cách 3: Giới hạn bộ nhớ PHP trong WordPress 

Bước 1: Để bắt đầu, hãy mở một trình soạn thảo văn bản như Notepad trên Windows hoặc TextEdit trên macOS, tạo một tập tin mới. Đặt tên cho tập tin này là “php.ini”.

Bước 2: Trong tập tin php.ini, hãy dán mã sau đây để giới hạn bộ nhớ PHP thành 64MB: memory=64MB. Bạn cũng có thể điều chỉnh giá trị “64MB” tùy theo yêu cầu của trang web. Lưu ý rằng giới hạn bộ nhớ phụ thuộc vào cấu hình máy chủ, có thể có giới hạn tối đa.

Bước 3: Sau khi dán mã vào tập tin php.ini, hãy lưu tập tin lại.

lỗi 500 internal server error
Dán và lưu tập tin dưới dạng php.ini

Bước 4: Sử dụng một FTP client như FileZilla, kết nối vào máy chủ của bạn và tìm đường dẫn tới thư mục /wp-admin/ trên trang web WordPress của bạn. Tải tập tin php.ini mà bạn vừa tạo lên thư mục này.

Lưu ý: Trong trường hợp bạn không tìm thấy thư mục /wp-admin/, hãy thử tải tập tin php.ini lên thư mục gốc của trang web WordPress.

Bước 5: Kiểm tra xem lỗi 500 internal server error đã được khắc phục chưa: Sau khi tải tập tin php.ini lên thư mục /wp-admin/ hoặc thư mục gốc, hãy tải lại trang web và kiểm tra xem lỗi Internal Server Error đã được khắc phục chưa.

Ngoài ra nếu thực hiện cả 3 cách trên mà tình trạng lỗi vẫn chưa được khắc phục thì bạn có thể thử dùng WordPress debugging, tải lại WordPress files gốc, liên hệ hosting để được hỗ trợ tốt nhất. 

3.3. Khắc phục lỗi 500 internal server error trên nền tảng khác 

Nền tảng Microsoft IIS

lỗi 500 internal server error
Khắc phục lỗi qua nền tảng Microsoft IIS

Tìm và kiểm tra các file log của IIS để tìm hiểu nguyên nhân gây ra lỗi. Các file log này có thể bao gồm IIS log, Event Viewer log. Lỗi 500 internal server error cũng có thể do cấu hình IIS không đúng. Kiểm tra các cấu hình trong IIS Manager, đảm bảo rằng chúng được thiết lập chính xác.

Nền tảng Nginx

Lỗi 500 internal server error
Khắc phục lỗi web với phần mềm Nginx

Tương tự như trên, bạn truy cập vào thư mục gốc của máy chủ và tìm file error_log để xem thông tin chi tiết về lỗi. Sau đó kiểm tra cấu hình, lỗi 500 internal server error cũng có thể do cấu hình sai trong file cấu hình của Nginx. Hãy kiểm tra các tệp cấu hình như nginx.conf hoặc các tệp cấu hình cụ thể cho trang web của bạn để đảm bảo rằng cấu hình đúng, không có lỗi.

4. Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về lỗi 500 internal server error chúng tôi đã chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn khắc phục được lỗi này và sử dụng website bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm dịch vụ chăm sóc Website trọn gói amaiagency.com 

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template