Lỗi 404 là lỗi gì? Bật mí 4 cách xử lý hiệu quả nhất

Lỗi 404 Not Found là một trong những lỗi phổ biến thường gặp nhất khi lướt web. Vậy cụ thể đây là lỗi gì? Đâu là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách khắc phục ra sao? Tất cả sẽ được AMAI Agency giải đáp chi tiết ngay sau đây, cùng tìm hiểu nhé!

1. Lý do dẫn đến lỗi 404 Not Found là gì?

Lỗi 404 Not Found, hay còn gọi là lỗi truy cập trong quá trình giao tiếp giữa trình duyệt và máy chủ, là một mã phản hồi tiêu chuẩn của HTTP để thông báo cho người dùng biết rằng máy chủ web không thể tìm thấy thông tin hoặc trang web mà họ yêu cầu. Nguyên nhân gây ra lỗi 404 có thể được chia thành hai khía cạnh: Một là phía người dùng và hai là phía kỹ thuật.

Lỗi 404
Lý do dẫn đến lỗi 404 Not Found là gì?

Phía người dùng: Khi người dùng nhập sai địa chỉ URL hoặc sử dụng tên miền cũ khi trang web đã chuyển sang tên miền mới, lỗi 404 Not Found sẽ xuất hiện.

Phía kỹ thuật: Có ba nguyên nhân kỹ thuật phổ biến gây ra lỗi 404:

  • URL đã thay đổi: URL là địa chỉ định danh cho tệp, bài viết, và Website trên Internet. Nếu bạn thay đổi URL từ cũ sang mới mà không thông báo cho các công cụ tìm kiếm hoặc trình duyệt, thì lúc người dùng truy cập URL cũ, họ sẽ gặp lỗi 404. Ví dụ, bạn đổi tên miền từ abc.com sang xyz.com, người dùng sẽ không thể tìm thấy tên miền cũ trên các công cụ tìm kiếm mà thay vào đó họ sẽ nhận lỗi 404 Not Found.
  • Lỗi  mod_rewrite: Nếu bạn sử dụng mod_rewrite thông qua tệp .htaccess và gặp lỗi trong cấu hình, Website có thể gặp lỗi 404 khi thực hiện chuyển hướng URL.
  • Lỗi Code: Mỗi lập trình viên cần phải cực kỳ cẩn thận khi viết mã, vì một lỗi nhỏ trong mã có thể gây ra lỗi 404 nghiêm trọng. Sự khác biệt giữa hai tên tệp archive.php và index.php chỉ cần một ký tự hoặc dấu ngoặc kép sai, cũng có thể khiến trang web hiển thị lỗi 404.

2. Chia sẻ cách xử lý lỗi 404 Not Found hiệu quả nhất 

2.1 Xóa cache

Lỗi 404
Xóa cache trên trình duyệt của thiết bị

Trong trường hợp bạn có thể truy cập URL thành công trên các thiết bị khác như điện thoại hoặc máy tính nhưng gặp lỗi 404 trên máy tính hiện tại, hãy thử xóa cache của trình duyệt. Để thực hiện điều này, bạn hãy vào phần lịch sử của trình duyệt (tổ hợp phím Ctrl + H), sau đó chọn Xóa dữ liệu web (Clear browsing data) và Xóa dữ liệu (Clear data).

2.2 Thay đổi máy chủ DNS

Nếu bạn nghi ngờ nhà mạng của mình có thể đã chặn trang web bạn đang cố truy cập, bạn có thể thử thay đổi máy chủ DNS theo cách sau:

Bước 1: Mở Control Panel (bấm nút Windows hoặc nhấp vào Start và tìm kiếm).

Bước 2: Bạn bấm vào tùy chọn Network and Internet.

Lỗi 404
Mở Control Panel trên máy tính và chọn Network and Internet

Bước 3: Tiếp theo, chọn Network and Sharing CenterEthernet.

Lỗi 404
Tiếp tục chọn Ethernet

Bước 4: Tiếp tục chọn mục Properties. Sau đó, bạn bấm vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) và thay đổi máy chủ DNS thành DNS của Google (8.8.8.8 / 8.8.4.4) hoặc các máy chủ DNS phổ biến khác.

Lỗi 404
Tiến hành đổi máy chủ DNS cho thiết bị của bạn

2.3 Chuyển hướng các trang bị lỗi 404 

Lỗi 404
Chuyển hướng trang – Page Redirection

Nếu bạn có kiến thức về mã HTML và có quyền can thiệp vào trang web, bạn có thể thử chuyển hướng trang lỗi 404. Để làm điều này, bạn cần sửa file 404.html và thêm URL bạn muốn chuyển hướng đến trong thẻ meta của thẻ head. Bạn có thể tham khảo đoạn mã code ở trên.

2.4 Liên hệ người có chuyên môn

Nếu lỗi 404 liên tục xảy ra và bạn không biết cách khắc phục, hãy liên hệ với người làm Website của bạn. Hoặc bạn có thể tìm đến các dịch vụ chăm sóc Website chuyên nghiệp, uy tín như AMAI Agency để nhận được sự hỗ trợ chi tiết về cách xử lý và duy trì hoạt động của Website lâu dài. 

Lỗi 404
Dịch vụ chăm sóc Website chuyên nghiệp tại AMAI Agency

Bên cạnh việc khắc phục lỗi 404, dịch vụ chăm sóc Website của chúng tôi sẽ giúp bạn:

  • Tối ưu hóa hiệu suất: Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẽ thực hiện một loạt các nhiệm vụ để tối ưu Website của bạn, đảm bảo tốc độ tải trang nhanh, tránh sự cố lỗi 404 Not Found, và cải thiện trải nghiệm người dùng, giữ họ ở lại trang.
  • Hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp: Đội ngũ của AMAI Agency luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn với mọi vấn đề kỹ thuật, tư vấn, và giải quyết thắc mắc liên quan đến Website của bạn.
  • Tối ưu khả năng chuyển đổi: Chúng tôi sẽ tối ưu hóa các yếu tố trên Website của bạn để tăng khả năng chuyển đổi khách hàng bằng cách tạo trải nghiệm mua sắm thuận tiện, tăng tính tương tác, và thúc đẩy hành động mua sắm của họ.
  • Theo dõi và phân tích: Mọi hoạt động trên trang của bạn đều được các chuyên viên của AMAI Agency theo dõi và phân tích dữ liệu chi tiết. Từ đó, bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình và đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh.
  • Tối ưu hóa SEO: Chúng tôi cũng sẽ áp dụng chiến lược SEO chuyên sâu nhằm cải thiện hạng mục của Website trên các công cụ tìm kiếm, giúp tăng lượng truy cập và mở rộng khả năng tiếp cận của bạn với khách hàng tiềm năng.

3. Công cụ phát hiện lỗi 404 Not Found 

3.1 Google Search Console (trước đây là Google Webmaster Tools)

Lỗi 404
Xử lý lỗi 404 bằng Google Search Console

Đây là hẳn một công cụ đã quá quen thuộc và hữu ích cho các chuyên gia SEO. Nó cung cấp tính năng thu thập và thống kê các liên kết bị lỗi trên trang của bạn. Để tìm các URL bị lỗi, bạn có thể vào phần Thu thập dữ liệu và sau đó chọn Lỗi thu thập dữ liệu.

3.2 LinkChecker

Nếu máy chủ của bạn đủ mạnh, bạn có thể cài đặt LinkChecker để kiểm tra và phát hiện lỗi 404. Công cụ này hỗ trợ trên nhiều nền tảng khác nhau như Windows, Ubuntu, và Linux (hỗ trợ dòng lệnh). Bạn cũng có thể cài đặt phần mềm này vào Web Server trên máy chủ web và sử dụng nó ngay trong môi trường web. 

3.3 Xenu Link Sleuth

Lỗi 404
Khắc phục lỗi 404 bằng Link Sleuth

Đây là công cụ không chỉ giúp tìm kiếm lỗi 404 mà còn dùng để quét toàn bộ liên kết của một trang web. Sau khi quét, nó cung cấp kết quả thống kê chi tiết. Tuy nhiên, việc quét nhiều trang bị lỗi có thể mất nhiều thời gian hơn.

3.4 Screaming Frog Spider SEO

Công cụ này cung cấp một loạt chức năng hữu ích cho SEO. Nó không chỉ kiểm tra lỗi 404 mà còn có các tính năng phân tích liên kết, kiểm tra SEO Onpage, v.v. Phiên bản miễn phí của công cụ này có giới hạn việc thu thập tối đa 500 liên kết, trong khi phiên bản trả phí cho phép thu thập nhiều hơn và yêu cầu thanh toán hàng năm.

4. Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây đã tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc tất cả các nguyên nhân cũng như cách khắc phục lỗi 404. Hãy tiếp tục truy cập và theo dõi amaiagency.com để tìm hiểu thêm nhiều thủ thuật chăm sóc Website khác nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template