Marketing là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp tạo và duy trì mối quan hệ thân thiết đối với khách hàng. Vì thế việc xây dựng một bản kế hoạch Marketing chi tiết là vô cùng cần thiết. Theo dõi bài viết dưới đây của Amai Agency để biết các bước lên plan hiệu quả.
Nội dung chính
Toggle1.Khái niệm kế hoạch Marketing
Kế hoạch Marketing là một khung chiến lược dài hạn, đáng tin cậy được doanh nghiệp xây dựng để theo dõi, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu theo lộ trình cụ thể. Mục đích của kế hoạch là xác định các mục tiêu tiếp thị, phát triển các chiến lược phù hợp để đạt được những mục tiêu đó.
Kế hoạch này bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích đối tượng khách hàng, xác định các kênh tiếp thị hiệu quả, lựa chọn thông điệp, nội dung phù hợp, đặt ngân sách, lên lịch chiến dịch tiếp thị, đánh giá hiệu quả để điều chỉnh, cải thiện chiến lược.
Lên plan giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường, đối tượng khách hàng của mình, từ đó tạo ra các giải pháp tiếp thị tối ưu cho từng nhóm mục tiêu. Cung cấp một bản đồ chi tiết cho việc triển khai các hoạt động tiếp thị, đảm bảo rằng các hoạt động đạt được hiệu quả cao, liên tục trong thời gian dài.
2.Lý do doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch Marketing
Tại sao cần lập kế hoạch Marketing là thắc mắc của nhiều người, dưới đây là một số lý do cần xây dựng plan:
- Kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu Marketing của mình. Điều này giúp tập trung vào những mục tiêu cụ thể, như tăng doanh số, mở rộng thị trường, nâng cao nhận diện thương hiệu, thu hẹp khoảng cách với đối thủ cạnh tranh hoặc khám phá các kênh tiếp thị mới.
- Doanh nghiệp có thể đánh giá, quản lý nguồn lực tài chính, nhân lực, thời gian. Bằng cách xác định những hoạt động quan trọng nhất, ưu tiên sử dụng nguồn lực, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu quả, đạt được kết quả tốt hơn.
- Kế hoạch triển khai Marketing cung cấp một cơ sở để đo lường, đánh giá hiệu quả của các hoạt động tiếp thị. Bằng cách theo dõi các chỉ số hiệu quả, doanh nghiệp có thể đánh giá xem các hoạt động đang thực hiện có đạt được mục tiêu hay không, điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết.
- Đảm bảo tính nhất quán trong các hoạt động tiếp thị của doanh nghiệp. Nó định rõ thông điệp, hướng dẫn cho toàn bộ nhân viên liên quan đến việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu. Giúp đảm bảo rằng mọi người đều hướng về cùng mục tiêu, thực hiện các hoạt động theo một cách nhất quán.
3.Các bước lập kế hoạch Marketing chi tiết từ A-Z
Để có một bản kế hoạch Marketing mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần thực hiện theo lần lượt các bước như sau:
Bước 1: Phân tích thị trường doanh nghiệp
Đây là bước đầu tiên nhưng cũng là bước quan trọng nhất, phân tích SWOT giúp doanh nghiệp xác định các yếu tố nội, ngoại vi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Dựa trên phân tích SWOT, doanh nghiệp có thể xác định được những điểm mạnh để phát triển hơn, điểm yếu cần khắc phục, cơ hội cần khai thác, thách thức cần đối mặt. Điều này cung cấp một cơ sở dữ liệu quan trọng để xác định các chiến lược, đưa biện pháp tiếp thị phù hợp trong kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định thị trường mục tiêu
Tại bước này, doanh nghiệp sẽ cần hiểu sâu về khách hàng của mình thông qua việc nghiên cứu insight. Nghiên cứu insight là quá trình thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm thông tin về hành vi, nhu cầu, mong đợi, sở thích, giá trị, mục tiêu của họ. Mục đích của việc nghiên cứu insight là hiểu sâu về khách hàng để có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
Bước 3: Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước không thể bỏ qua khi tiến hành lập kế hoạch Marketing. Bởi nó sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan về đối thủ của mình, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ. Từ đó xác định được sự khác biệt, tạo cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ lành mạnh trên thị trường.
Bước 4: Xác định mục tiêu hướng đến cụ thể
Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về thị trường, đối thủ cạnh tranh lúc này bạn cần vạch ra được mục tiêu cụ thể cho chiến lược của mình. Ví dụ như tăng độ nhận diện thương hiệu, mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm/dịch vụ mới,…
Quan trọng nhất, các mục tiêu cụ thể nên được đặt ra dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp, khả năng tài chính, tham vọng. Ngoài ra, các mục tiêu cần được theo dõi, đánh giá thường xuyên để đảm bảo có sự tiến bộ, điều chỉnh khi cần thiết.
Bước 5: Xây dựng bản kế hoạch Marketing tổng thể
Trong quá trình thực hiện kế hoạch Marketing thì đây chính là bước cần đầu tư thời gian, chất xám nhiều nhất. Từ những dữ liệu có được ở ba bước trên doanh nghiệp sẽ tiến hành xây dựng kịch bản chi tiết cho chiến lược của mình.
Đưa ra các phương hướng phát triển các mục tiêu đã đề ra một cách hiệu quả, thông điệp tiếp cận đến khách hàng dễ hiểu nhất.
Bước 6: Dự kiến ngân sách cho toàn bộ chiến lược
Thiết lập kế hoạch chi tiết xong thì sẽ là bước dự trù kinh phí cho toàn bộ kế hoạch để trình lên người đứng đầu. Ngân sách phải có sự tính toán chi tiêu hợp lý tránh phát sinh thêm các chi phí không cần thiết, nên lập thành bảng chia từng hạng đầu mục để tránh bị rối, nhầm lẫn trong việc tính toán.
4.Lưu ý quan trọng khi tiến hành thực hiện kế hoạch Marketing
Dưới đây là một số lưu ý khi xây dựng kế hoạch Marketing để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu đã đề ra:
- Phối hợp giữa các phòng ban
Đảm bảo sự đồng lòng, phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban trong công ty. Đặc biệt, phòng Marketing cần có sự hỗ trợ từ các phòng ban khác như phòng kinh doanh, phòng nhân sự, kế toán, v.v. Phổ biến kế hoạch Marketing tới từng phòng ban liên quan để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất.
- Phân biệt giữa chiến lược và chiến thuật
Lưu ý phân biệt rõ giữa chiến lược, chiến thuật trong quá trình lên Marketing plan. Chiến lược là việc xác định mục tiêu dài hạn, phương pháp để đạt mục tiêu đó, trong khi chiến thuật là những hoạt động cụ thể được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định.
- Đảm bảo đủ nguồn nhân lực và tài chính
Thiếu hụt nhân lực, tài chính có thể ảnh hưởng đến thành công của kế hoạch Marketing. Vì thế có đủ nhân lực có năng lực, tài chính để thực hiện kế hoạch. Nếu thiếu hụt, cần đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này.
- Đặt kỳ vọng phù hợp với thực tế
Đừng đặt kỳ vọng quá cao mà không dựa trên cơ sở thực tế. Có thể dẫn đến lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên.
5.Lời kết
Hy vọng thông tin về kế hoạch Marketing chúng tôi cung cấp ở trên sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xây dựng kế hoạch. Bên cạnh đó, tại amaiagency.com có chia sẻ nhiều bài viết hay về Marketing bạn có thể ghé qua để tham khảo thêm.