Bạn vừa tạo một website và muốn trang web của mình được hiển thị trên Google thì việc bạn cần làm lúc này là khai báo website với Google. Cùng Amai Agency tìm hiểu cách khai báo website với Google Search Console trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính
Toggle1.Khai báo website với Google qua công cụ Google Search Console
Trước khi đi vào chi tiết cách khai báo website với Google, chúng ta cùng tìm hiểu xem công cụ khai báo website Google Search Console là gì.
Google Search Console hay Google Webmaster Tool là công cụ khai báo website miễn phí của Google dành cho quản trị web có tác dụng kiểm tra trạng thái index, theo dõi thứ hạng từ khóa của trang web, phát hiện các lỗi về bảo mật và kiểm tra danh sách backlink,….. Giống như Google Analytics, Google Search Console (GSC) cũng mang ý nghĩa quan trọng trong SEO web và được sử dụng rất nhiều trong các chiến lược marketing.
2. Chi tiết các bước khai báo website với Google Search Console
Để khai báo website với Google Search Console, bạn thực hiện theo các bước chỉ dẫn dưới đây:
Bước 1: Đầu tiên, bạn truy cập vào đường dẫn https://search.google.com/search-console/about để bắt đầu khai báo website với Google, đây chính là nơi để bạn có thể truy cập vào quản trị website trên Google của mình.
Bước 2: Tiếp đó, bạn nhấn chọn Bắt đầu ngay bây giờ > Rồi tiến hành đăng nhập tài khoản Gmail của bạn.
Bước 3: Sau khi đã đăng nhập xong, màn hình sẽ hiển thị cho bạn hai sự lựa chọn:
– Lựa chọn miền bên trái: Bạn sẽ được toàn quyền quản lý tên miền như: www.amaiteam.com, amaiteam.com, blog.amaiteam.com, tất cả các URL trên http và https. Hay nói cách khác bạn sẽ được quản lý những yêu cầu bạn cần phải xác minh DNS.
– Lựa chọn tiền tố URL bên phải: Bạn sẽ chỉ được quản lý tên miền có tiền tố mà bạn điền vào. Ví dụ địa chỉ bạn thêm là https://amaiagency.com, bạn sẽ chỉ quản lý URL https://amaiagency.com, còn địa chỉ www.amaiagency.com sẽ không được quản lý.
Lưu ý: Một website trên Google chỉ có 1 tiền tố và mỗi subdomain cũng sẽ có chủ đề khác nhau, không nên quản lý chung. Do đó, bạn chỉ cần điền domain cần quản lý vào lựa chọn 2 tiền tố URL mà thôi.
Bước 4: Sau khi hoàn tất 3 bước trên, để quá trình khai báo website với Google hoàn tất, bạn cần đợi một khoảng thời gian để có thể xác minh website với Google. 5 cách xác minh website với Google như sau:
Cách 1: Xác minh website với Google bằng DNS tên miền
Để xác minh được bằng DNS tên miền thì bạn cần có quyền quản lý tên miền hay sở hữu tài khoản DNS trung gian như Cloudflare. Sau đó, bạn tiến hành tạo một DNS với bản ghi là TXT, có tên miền và cấu hình Google đã cho sẵn.
Cách 2: Xác minh website với Google bằng cách chèn code vào tiêu đề (Heading)
Chèn code vào tiêu đề hay Heading là cách xác minh trang web với Google dễ dàng nhất khi bạn chỉ cần có quyền quản trị web là đã có thể xác minh trang của mình với Google Console.
Để xác minh trang web với Google, bạn tiến hành điền mã code vào phần heading của trang web ( Mỗi theme sẽ có thể có hoặc không có chỗ để chèn code vào website).
Tuy nhiên, với nền tảng WordPress bạn có thể chèn code bằng cách nhập Appearance> Chọn Theme Editor > Rồi chọn Theme đang sử dụng (Child theme thì càng tốt) > Cuối cùng bạn chọn header.php. Sau khi chèn code xong bạn quay lại Google Console để nhấn xác minh là xong.
Cách 3: Xác minh trang web với tệp HTML
Cách xác minh trang web với Google qua tệp HTML cũng rất dễ thực hiện. Google sẽ cho bạn 1 tệp HTML và bạn cần vào tài khoản hosting > Chọn Cpanel > Chọn tiếp vào File Manager > Rồi chọn thư mục chứa dữ liệu website amaiagency.com. Cuối cùng, bạn chỉ cần tải lên HTML và nhấn xác minh là hoàn tất.
Cách 4: Cách xác minh trang web trên Google với Tag Google Analytics
Nếu website của bạn đã xác minh Google Analytics thì có thể dùng cách xác minh với Tag Google Analytics này. Trong trường hợp bạn dùng wordpress thì trong các plugin SEO như Yoast SEO hay Rank Math đều có nơi để bạn xác minh Google Analytics.
Cách 5: Xác minh website với Google bằng tag Manager
Cách xác minh trang web với Google cuối cùng là sử dụng Google Tag Manager . Với cách này, yêu cầu trang web của bạn phải đang sử dụng đoạn mã vùng chứa và có quyền quản lý Google Tag Manager.
Với 5 cách trên, bạn có thể xác minh website của mình dễ dành và quá trình khai báo Website với Google cũng được hoàn tất.
3. Sử dụng Google Search Console hỗ trợ SEO như nào?
3.1. Kết nối Google Analytics với công cụ Google Search Console
Việc kết nối Google Analytics có khả năng nghiên cứu hành vi khách hàng và điểm số trang web với công cụ Google Search Console sẽ mang đến cho bạn hiệu quả tối ưu trang web cao nhất. Để kết nối hai công cụ này với nhau, bạn thực hiện theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn mở Google Analytics lên, rồi chọn vào mục Admin ở góc dưới bên trái màn hình.
Bước 2: Tiếp đó, bạn chọn vào Property Setting trong mục Property.
Bước 3: Kéo xuống dưới, bạn sẽ thấy phần Adjust Search Console, bạn chọn add và điền URL trang web vào là được.
Như vậy, chỉ với 3 bước đơn giản là bạn đã có thể kết nối Google Analytics với Google search Console. Sau đó bạn sẽ nhận được báo cáo thống kê về các thông số như Impression, CTR (từng trang), lượt click và thứ hạng trung bình,… trong mục Acquisition của Google Analytics bằng cách nhấn chọn Search Console > Rồi chọn vào Landing Pages.
3.2. Kiểm tra lỗi index với công cụ Google Search Console
Công cụ Google Search Console có cung cấp chức năng kiểm tra tình trạng và lỗi Index, giúp bạn có thể nắm được nguyên nhân vì sao bài đăng của mình chưa được điểm cao trên các công cụ tìm kiếm và cách khắc phục như thế nào.
Để tiến hành check lỗi bạn sử dụng báo cáo Coverage, tình trạng index của các bài viết trên Web sẽ được chia ra làm 4 phần với 4 màu sắc khác nhau giúp bạn dễ theo dõi hơn.
Để tìm lỗi index bạn truy cập vào mục Error, một số lỗi thường gặp có thể kể đến như:
Submitted URL seems to be a Soft 404 – Lỗi xảy ra khi bài viết trên web bị xóa hoặc thay đổi url mà không thực hiện redirect, sẽ bị hiển thị “Not found”.
Server errors (5xx) – Lỗi này xảy ra khi máy chủ đang trong thời gian timeout hoặc lỗi hệ thống khiến Googlebot không truy cập được. Hãy Click vào từng lỗi bạn sẽ thấy danh sách các page đang bị.
Submitted URL not found (404) – Lỗi không tìm thấy trang xảy ra khi đường link bị sai hoặc đường dẫn đã hết hạn.
Bị chặn index – Lỗi này xảy ra khiến bài viết của bạn không thể cập nhật trên công cụ tìm kiếm. Bạn có thể giải quyết tình trạng này bằng cách truy cập vào Test Robot.txt Blocking để tiến hành kiểm tra, nếu ở đây hiện Allowed thì trang web hoàn toàn bình thường, không bị chặn. Còn trong trường hợp không giải quyết được lỗi, bạn cần kiểm tra lại file robot.txt của trang.
3.3. Theo dõi và quản lý backlink với công cụ Google Search Console
Tại giao diện của Google Search Console, bạn nhấn vào mục liên kết, tại phần Các trang web liên kết hàng đầu, bạn nhấn vào nút mũi tên để sắp xếp các backlink từ cao xuống thấp.
Với danh sách này thì bạn sẽ dễ dàng quản lý và đánh giá được hiệu quả của các link đặt ngoài, giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho các link không mang lại hiệu quả cao.
3.4. Kiểm tra và sửa các lỗi trang web với Google Search Console
Sau khi thực hiện các khai báo website với Google, để kiểm tra xem trang web có xuất hiện trong chỉ mục của Google hay không, bạn hãy thực hiện kiểm tra bằng cách: Gõ vào mục tìm kiếm của trình duyệt theo lệnh site:url ( Ví dụ như site: amaiteam.vn).
Trong trường hợp bạn không thấy trang web xuất hiện trên Google thì có thể đến từ một số nguyên nhân sau:
– Thiết kế trang web của bạn khiến Google khó thu thập dữ liệu trang.
– Do trang web mới chạy trên Google nên chưa có đủ thời gian để Google thu nhập dữ liệu của trang.
– Do trang của bạn không được liên kết tốt với những trang khác bên trong web.
– Do quá trình xác minh trang web trên Google bạn đã nhập sai hoặc bị lỗi một phần nào đó.
3.5. Đánh giá tổng quan chất lượng SEO với công cụ Google Search Console
Báo cáo tổng quan hay Performance cho người dùng kết quả trực quan về hiệu suất của trang web mà Google Search Console đã thu thập được, bạn cần quan tâm đến các hạng mục sau đây:
CTR của từ khóa: CTR là lượt nhấp mà quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo hiển thị. Cải thiện được chỉ số CTR sẽ giúp bạn tăng traffic nhanh và hiệu quả nhất, để làm được điều này thì bạn nên tập trung vào những từ khóa CTR thứ hạng thấp.
Theo nghiên cứu của Advanced Web Ranking, từ khóa có điểm CTR dưới 5 bị đánh giá là chưa tối ưu. Một Tips mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn là nên tập trung vào những từ khóa mặc dù CTR thấp nhưng mà lượng impression cao thì sẽ đạt được hiệu quả nhanh hơn.
Xếp hạng từ khóa: Bạn chọn vào mục New > Chọn Page ( Chọn URL Containing) > Rồi điền URL của trang vào.
Theo dõi và kiểm tra kết quả: Bạn có thể chọn số ngày để kiểm tra kết quả, nhưng tốt nhất là nên từ 7 đến 14 ngày sau khi index bài lên Google để theo dõi được thứ hạng từ khóa và bài viết trên trang đã thực sự thân thiện với các công cụ tìm kiếm hay chưa.
Đánh giá từ khóa tiềm năng: Bạn có thể đánh giá từ khóa tiềm năng bằng cách chọn phạm vi ngày đủ để đánh giá điểm của một từ khóa trên Google ( Thường sẽ là 20 đến 30 ngày) > Tìm các kết quả trên 7.9 điểm rồi sắp xếp theo Impression từ cao xuống thấp để chọn được từ khóa tiềm năng.
Average position: Đây là chỉ số vị trí trung bình của trang web dựa trên số lượng người tìm kiếm và truy cập vào trang.
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách khai báo website với Google mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được cách khai báo website với Google Search Console, cũng như biết được cách sử dụng công cụ này để tối ưu trang web như thế nào. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, và đừng quên theo dõi http://amaiagency.com để biết thêm về dịch vụ thiết kế website mà chúng tôi đang cung cấp nhé!