Sử dụng các hiệu ứng tâm lý trong kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc thu hút khách hàng, tạo ra chuyển đổi và cải thiện doanh thu hiệu quả. Cùng Amai Agency tìm hiểu về Top 9 hiệu ứng tâm lý phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé!
1. Decoy Effect – Hiệu ứng tâm lý chim mồi
Hiệu ứng chim mồi là hành động nhà bán hàng đưa ra mồi nhử để thu hút và lôi kéo khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm mà họ muốn.
Thường thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có mức giá thấp hơn khi chỉ có hai sự lựa chọn. Nhưng nếu bạn đưa thêm vào một lựa chọn nữa có mức giá không quá chênh lệch thì khả năng cao là khách hàng sẽ thay đổi lựa chọn và sản phẩm có mức giá cao sẽ được chọn nhiều hơn.

Cụ thể: Giá sản phẩm small là 3.5$, giá sản phẩm medium là 6$ và giá sản phẩm Large là 6.5%, sản phẩm mồi nhử ở đây là medium, là yếu tố tác động đến việc người mua sẽ lựa chọn sản phẩm Large nhiều hơn. Nếu nhà bán hàng không có sản phẩm mồi nhử thì hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sản phẩm nhỏ với mức giá 3.5$.
2. Informational Social Influence – Hiệu ứng tâm lý đám đông
Khi nhìn thấy một nhà hàng hay một quán ăn nào đó có đông khách xếp hàng thì phần lớn người đi đường sẽ có xu hướng dừng lại một chút để quan sát và tò mò muốn nhìn xem đây là thương hiệu nào và đang có chương trình gì.

Tuy nhiên, hiệu ứng đám đông này không giúp người qua đường ghé vào nhà hàng vì tâm lý không thích chờ đợi, thay vào đó, họ sẽ biết đến tên nhà hàng và sẽ tìm hiểu thêm thông tin về nhà hàng đó.
Hay một ví dụ phổ biến hơn về hiệu ứng tâm lý đám đông là dựa trên cảm giác an toàn của con người. Nếu họ đang phân vân lựa chọn giữa 2 đến 3 nhà hàng để ghé vào dùng bữa thì khách hàng sẽ có xu hướng lựa chọn nhà hàng đông khách hơn vì họ cho rằng nhà hàng đó nhiều món ngon và chất lượng phục vụ cũng tốt hơn.
3. Social Proof – Hiệu ứng lan truyền
Trong marketing, hiệu ứng tâm lý lan truyền có vai trò quan trọng trong quảng bá sản phẩm. Cách đơn giản và hiệu quả nhất để áp dụng hiệu ứng này trong marketing là doanh nghiệp tự lập một blog và chia sẻ những bài viết tích cực về sản phẩm/ dịch vụ của mình, rồi chia sẻ bài viết ấy đến trang cá nhân.

Khi đó, những người bạn của bạn không những biết đến ủng hộ sản phẩm của bạn mà họ còn giúp bạn lan truyền nó bằng cách chia sẻ lên trang cá nhân của họ. Cứ chia sẻ như vậy, bài viết của bạn sẽ tiếp xúc được với rất nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
4. Hiệu ứng tâm lý ám ảnh về sự mất mát – Loss Aversion
Khi đã sở hữu món gì đó, con người luôn có tâm lý sợ bị mất đi hoặc bị lấy đi, một ví dụ điển hình về hiệu ứng tâm lý này là chương trình dùng thử sản phẩm Premium.

Khách hàng sẽ được mời dùng thử những tính năng cao cấp của sản phẩm trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó nếu muốn tiếp tục sử dụng thì họ sẽ phải trả tiền (Hay còn gọi là nâng cấp VIP). Trong trường hợp này, khách hàng có thể lựa chọn nâng cấp để tiếp tục trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ.
Để áp dụng được hiệu ứng tâm lý này, đòi hỏi các marketer phải nhạy bén trong việc nhận ra ngưỡng mất mát của khách hàng.
5. Hiệu ứng khan hiếm trong marketing – Scarcity Effect
Hiệu ứng khan hiếm thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng bá, bằng cách đưa ra những lời mời gọi với số lượng sản phẩm có hạn kèm với thời gian đếm ngược và hiển thị hàng tồn kho còn ít.

Ví dụ như các chương trình Flash Sale trên các trang thương mại điện như Shopee, Lazada hay GoMUA,…
6. Verbatim Effect – Hiệu ứng tâm lý nguyên bản
Hiệu ứng tâm lý nguyên bản – Verbatim Effect được hiểu theo nguyên tắc, con người có xu hướng nhớ đến những thông tin chính, quan trọng và cốt lõi nhất.

Chính vì vậy khi áp dụng hiệu ứng tâm lý này, doanh nghiệp cần tìm cách đưa ra các thông điệp chính xác và súc tích nhất.
Ví dụ: Chiến dịch quảng cáo Apple cho sản phẩm iPod đã sử dụng hiệu ứng tâm lý nguyên bản bằng cách đưa ra một thông điệp rất ngắn gọn là “1000 bài hát trong túi của bạn”. Thông điệp này có chứa một con số cụ thể, giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và đồng thời nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm
7. Clustering – Hiệu ứng tâm lý phân nhóm
Bộ nhớ của con người có giới hạn, họ không thể nhớ hết toàn bộ các nhóm thông tin. Thường thì khách hàng sẽ vô thức sắp xếp các sản phẩm vào những nhóm cố định và rõ ràng như: Đồ ăn, đồ gia dụng, gia vị,…

Nếu bài viết của doanh nghiệp là một mớ hỗn độn, không thể phân biệt được nhóm nào, người đọc không biết doanh nghiệp đang muốn truyền tải điều gì thì chiến dịch marketing của bạn coi như đã thất bại một nửa.
Chính vì vậy, khi viết bài về sản phẩm, doanh nghiệp nên phân nhóm rõ ràng, thay đổi kích thước đầu mục và trình bày sao cho đẹp mắt để bài viết trở nên dễ đọc, dễ hiểu và dễ đi vào trí nhớ của khách hàng hơn.
8. Hiệu ứng mỏ neo trong marketing– Anchoring Effect
Nếu nhìn vào bất cứ tấm poster, standee hay bài quảng cáo nào mà có ghi “giảm giá chỉ còn 239.000 VND” cho một sản phẩm có mức giá ban đầu là 500.000VND thì đa số mọi người đều bị thu hút nhanh chóng.

Đây chính là hiệu ứng tâm lý mỏ neo trong bán hàng, trong đó, mỏ neo là giá gốc của sản phẩm. Hiệu ứng này thường được các nhãn hàng sử dụng trong các chương trình khuyến mãi, họ sẽ cố tình cho khách hàng thấy sự chênh lệch về giá sau khi đã giảm nhằm kích thích khách hàng nên nhanh chóng mua sản phẩm.
Ví dụ như: Trà sữa size L bình thường có giá là 50.000 VND, nhưng vào dịp Giáng sinh giảm giá chỉ còn 30.000 VND.
9. Reciprocity – Hiệu ứng tương hỗ trong kinh doanh
Hiệu ứng tâm lý tương hỗ là một hiệu ứng về trao đổi trong cuộc sống. Nếu ai đó làm điều gì đó cho bạn một cách miễn phí thì bạn sẽ có xu hướng muốn đáp lại họ vào một dịp nào sau đó.

Điều này đã được những doanh nghiệp nhận thức và áp dụng trong việc tặng quà cho khách hàng. Việc tặng một số món quà nhỏ như áo, mũ hay ebook… không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm mà còn cung cấp cho khách hàng cơ hội trải nghiệm nhiều sản phẩm miễn phí.
Đồng thời, việc tặng quà miễn phí cũng đã được chứng minh sẽ tạo được hiệu ứng tâm lý trong quá trình bán hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, nâng cao doanh số bán hàng và mang lại doanh thu ổn định cho các doanh nghiệp.
Trên đây là Top 9 các hiệu ứng tâm lý trong kinh doanh phổ biến nhất mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn lựa chọn được hiệu ứng tâm lý phù hợp với hoạt động động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và đừng quên ghé qua amaiagency.com để tham khảo qua về dịch vụ marketing thuê ngoài mà chúng tôi đang cung cấp nhé!