Nghiên cứu từ khoá là một công đoạn vô cùng quan trọng khi chạy quảng cáo hoặc triển khai các dự án Seo. Nhưng nếu đào từ khóa thủ công thì sẽ rất tốn thời gian và bị sai sót rất nhiều. Chính vì thế mà Google keyword planner đã được rất nhiều người sử dụng. Hãy cùng Amai Agency tìm hiểu về phần mềm này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Google keyword planner là gì?
Google Keyword Planner là công cụ được thiết kế để hỗ trợ nhà quảng cáo trong việc nghiên cứu các từ khóa có nhiều lượt tìm kiếm nhất trên Google. Sử dụng công cụ này giúp bạn xác định chiến lược SEO và quảng cáo Google AdWords một cách tối ưu hơn.

Hiện nay, gần như 95% nhà quảng cáo sử dụng Google keyword planner vì sự uy tín và hiệu quả mà nó mang lại cho các chiến dịch quảng cáo của doanh nghiệp. Google Keyword Planner cung cấp thông tin về lượng tìm kiếm hàng tháng của từ khóa trên toàn cầu.
Ngoài ra, công cụ này cũng đánh giá mức độ khó và cạnh tranh của từ khóa đó, giúp người dùng quyết định xem có nên đầu tư vào từ khóa đó hay không. Nhờ đó, nhà quảng cáo có thể lập kế hoạch chi phí một cách chính xác hơn, dựa trên các từ khóa mà họ tin rằng sẽ đạt được hiệu quả quảng cáo tốt nhất với mức đầu tư thấp nhất.
2. Google Keyword planner có những vai trò gì?
Google Keyword Planner có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu từ khóa để triển khai chiến dịch quảng cáo và tối ưu hóa SEO, như sau:
- Hỗ trợ tạo chiến dịch quảng cáo hiệu quả trên Google: Google Keyword Planner cung cấp thông tin về số lượng tìm kiếm hàng tháng cho từng từ khóa cụ thể. Điều này giúp nhà quảng cáo đánh giá mức độ quan tâm của người dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà họ đang quảng cáo.

- Giúp xác định từ khóa cho chiến dịch quảng cáo: Google Keyword Planner giúp SEOer và nhà quảng cáo tìm kiếm và chọn từ khóa phù hợp cho chiến dịch quảng cáo. Nền tảng này cung cấp dự đoán về mức độ cạnh tranh và chi phí cho từng từ khóa cụ thể, giúp nhà quảng cáo đưa ra chiến lược sử dụng từ khóa một cách thông minh.
- Xuất bộ từ khóa: Một tính năng đáng chú ý của Google Keyword Planner là khả năng tải xuống toàn bộ dữ liệu từ khóa. Điều này giúp nhà quảng cáo dễ dàng lựa chọn, phân tích và sử dụng toàn bộ dữ liệu từ khóa cho các nghiên cứu sau này mà không cần truy cập trực tiếp vào công cụ.
3. Hướng dẫn cách sử dụng Google keyword planner để nghiên cứu từ khoá
3.1. Bước 1: Tạo tài khoản đăng nhập Google keyword planner
Mặc dù sử dụng Google keyword planner là hoàn toàn miễn phí nhưng bạn cần có tài khoản Google Ads để thực hiện nghiên cứu từ khoá. Khi đã chuẩn bị tài khoản Google Ads, bạn tiến hành đăng nhập bằng gmail.

Nếu bạn không muốn sử dụng giao diện tiếng anh bạn có thể chuyển ngôn ngữ tuỳ chọn sang tiếng Việt bằng cách: My Account (chuyển sang tab mới) => Data & Personalization (góc trái của màn hình) => General preferences for the web (kéo xuống) => Chọn mục Language >> Click vào Vietnamese để chuyển sang tiếng Việt.
3.2. Bước 2: Cài đặt chiến dịch quảng cáo (nếu cần)
Nếu bạn muốn chạy quảng cáo, bạn có thể cài đặt chiến dịch quảng cáo bằng cách nhập giá quảng cáo, tên website và thông tin ngân hàng vào Google keyword planner.

Tuy nhiên, nếu không có nhu cầu chạy quảng cáo, bạn có thể bỏ qua bước này và tiếp tục với việc nghiên cứu từ khóa để phục vụ cho việc viết các bài content chuẩn SEO.
3.3. Bước 3: Nghiên cứu từ khóa
Để nghiên cứu được từ khóa trên Google keyword planner, bạn truy cập vào mục “Công cụ” và chọn “Planner từ khóa” ở góc trên cùng.

- Chọn “Tìm từ khóa mới” nếu bạn muốn nhận được các từ khóa tiềm năng cho website của bạn hoặc mở rộng danh sách từ khóa dựa trên từ khóa hiện có.
- Chọn “Nhận thông tin dự đoán và lượng tìm kiếm” nếu bạn muốn cập nhật bảng dự báo từ khóa trong quá trình chạy quảng cáo hoặc SEO.
3.4. Bước 4: Nhập thông tin và hoàn tất nghiên cứu từ khóa
Nếu bạn chọn “Tìm từ khóa mới” ở bước 3, làm theo các bước sau:
- Sao chép bộ từ khóa mà bạn muốn nghiên cứu hoặc sao chép URL của website nếu bạn muốn tìm kiếm các từ khóa tiềm năng.

- Bạn có thể sử dụng bộ lọc đơn giản để lọc các từ khóa theo nhóm và dễ quản lý trong SEO và quảng cáo Google Adwords.
- Bên cạnh đó, ở phía bên trái màn hình có nút “Vị trí” cho phép bạn nghiên cứu từ khóa theo từng vị trí địa lý từ đó giúp tăng hiệu quả Local SEO.
4. Những công cụ nghiên cứu từ khoá miễn phí khác
4.1. Freeseotool (phần mềm seo miễn phí)
Với Freeseotool bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí mà không cần thực hiện quá nhiều yêu cầu. Bạn không có tài khoản Google Ads bạn vẫn có thể thực hiện nghiên cứu từ khoá một cách nhanh chóng.

Nếu muốn sử dụng, bạn chỉ cần truy cập vào trang web chính thức của phần mềm amaiseo.com sau đó đăng nhập bằng email và mật khẩu là có thể sử dụng. Các thao tác này rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập từ khoá một muốn tìm kiếm, chỉ chưa đầy tới 1 phút hệ thống sẽ trả về cho bạn danh sách đầy đủ các từ khoá liên quan.
Bạn có thể nhìn thấy đầy đủ các thông số như volume, vị trí hiện tại, vị trí cũ, URL seo,.. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng rất nhiều tính năng miễn phí khác như nhóm từ khoá, lên outline,…
4.2. Trang web Ahrefs.com
Bên cạnh Google keyword planner, bạn cũng có thể sử dụng Ahrefs.com để kiểm tra từ khoá.
Ahrefs.com cung cấp dịch vụ phân tích từ khóa với mức phí khá hợp lý, khoảng 100 USD/tháng. Đây là một trong những công cụ phổ biến được nhiều nhà quảng cáo sử dụng hiện nay.

Ahrefs giúp bạn tiếp cận nhiều thông tin chi tiết về từ khóa như: Độ khó của từ khóa, lưu lượng tìm kiếm, tỷ lệ click trả tiền/tự nhiên. Tuy nhiên, nhược điểm của phần mềm này là có chi phí khá cao.
4.3. Keyword.io
Keyword.io cung cấp hai tùy chọn sử dụng miễn phí và trả phí. Nếu bạn chỉ muốn mở rộng danh sách từ khóa, bạn có thể sử dụng phiên bản miễn phí. Tuy nhiên, để truy cập vào thông tin chi tiết hơn như lượng tìm kiếm, tỷ lệ chuyển đổi và các chỉ số khác, bạn có thể đăng ký gói trả phí với mức giá khoảng 30-50 USD mỗi tháng để tiếp cận các dữ liệu này.

Hạn chế của công cụ này là nếu dùng bản miễn phí thì sẽ không cung cấp chỉ số từ khóa và yêu cầu đăng nhập để tải về danh sách từ khóa.
5. Lời kết
Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn cách sử dụng Google keyword planner chi tiết và dễ hiểu nhất. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn trong việc nghiên cứu từ khoá để chạy quảng cáo và thực hiện dự án Seo. Đừng quên truy cập vào amaiagency.com để biết thêm nhiều chia sẻ hấp dẫn khác về marketing bạn nhé!