Customer acquisition cost: Định nghĩa và kinh nghiệm tối ưu

Customer acquisition cost (CAC) có vai trò quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các chiến lược Marketing và bán hàng của doanh nghiệp. Trong bài viết này, AMAI Agency sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về CAC cũng như kinh nghiệm tối ưu CAC hiệu quả nhé!

1. Tổng quan về Customer acquisition cost

Customer acquisition cost là gì
CAC là gì?

Customer acquisition cost (CAC), hay chi phí thu hút khách hàng, là số tiền mà một doanh nghiệp bỏ ra để có được khách hàng mới. CAC là một thước đo kinh doanh quan trọng, thể hiện tổng chi phí của các nỗ lực bán hàng và tiếp thị cũng như tài sản hoặc thiết bị cần thiết để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/ dịch vụ.

Phân tích Customer acquisition cost kết hợp với Giá trị vòng đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV – ước tính số tiền doanh thu mà một khách hàng sẽ tạo ra trong suốt thời gian sử dụng bằng cách tiếp tục mua hàng hoặc đăng ký sử dụng trong thời gian dài hơn), hoặc Doanh thu định kỳ hàng tháng (Monthly Recurring Revenue – MRR), là một cách phổ biến để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

2. Customer acquisition cost được tính như thế nào?

Cải thiện Customer acquision cost
Customer acquisition cost được tính như thế nào?

Chỉ số Customer acquisition cost được tính bằng cách chia tổng số tiền đã chi tiêu cho việc thu hút khách hàng (đặc biệt là chi phí bán hàng và Marketing) cho số lượng khách hàng mới được có được trong khoảng thời gian đó.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp chi $200 để thu hút khách hàng trong một năm và thu được 100 khách hàng trong cùng khoảng thời gian, thì CAC của họ sẽ là $2. Chi phí thu hút khách hàng Customer acquisition cost có thể bao gồm:

  • Tổng số tiền gọi điện thoại hỗ trợ khách hàng mới: $10/năm.
  • Chi phí trả cho các đối tác chiến lược cho mỗi khách hàng: $0.5.
  • Chi tiêu tối ưu hóa công cụ tìm kiếm hàng tháng: $40/năm.

Trên thực tế, chi phí cho hoạt động Marketing và bán hàng trong Customer acquisition cost có thể bao gồm nhiều khía cạnh khác nhau như:

  • Tiền chạy quảng cáo.
  • Lương của nhân viên trong các bộ phận liên quan đến việc thu hút khách hàng mới.
  • Tiền chi cho việc tạo nội dung như việc trả tiền cho Content Creators hoặc tiền cho các buổi họp brainstorm để phát triển ý tưởng mới cho sản phẩm
  • Chi phí cho các công cụ kỹ thuật, ví dụ các công cụ báo cáo theo dõi tiến trình của quảng cáo kỹ thuật số.
  • Chi phí liên quan đến vật liệu sản xuất, bao gồm máy ảnh, thiết bị quay phim, phần mềm chỉnh sửa video và các vật phẩm khác, v.v.
  • Chi phí bảo trì hàng tồn kho.

3. Gợi ý 5 cách tối ưu Customer acquisition cost

Việc thu hút khách hàng là hoạt động cốt lõi của mọi doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và ổn định về lâu dài. Tuy nhiên, các chi phí liên quan đến việc thu hút khách hàng mới có thể gây áp lực lớn lên lợi nhuận của doanh nghiệp, mặc dù điều này có vẻ mâu thuẫn. Vì thế, các chủ doanh nghiệp cần xây dựng những chiến lược giúp giảm bớt Customer acquisition cost mà vẫn duy trì chất lượng trải nghiệm của khách hàng. 

Dưới đây là 5 cách tối ưu Customer acquisition cost hiệu quả:

3.1 Hiểu rõ thị trường và khách hàng

Tối ưu customer acquisition cost
Tối ưu Customer acquisition cost – Hiểu khách hàng/ thị trường

Điều quan trọng đầu tiên doanh nghiệp cần làm là xác định chỉ số Customer acquisition cost trung bình trong ngành hàng của họ. Mỗi thị trường sẽ có mức độ CAC khác nhau, tùy thuộc vào thời gian và chi phí cần để thu hút khách hàng tiềm năng. 

Ví dụ, việc thuyết phục ai đó mua một quyển sách sẽ ít tốn kém hơn so với việc bán một chiếc xe hơi. Sách thường có giá rẻ hơn, vì vậy bạn sẽ dễ dàng thuyết phục ai đó chi $20 để mua sách sau khi tiếp cận trong vài ngày. Ngược lại, việc thuyết phục khách hàng mua xe có thể mất từ 2-3 tháng, nhưng lợi nhuận thu được sẽ cao hơn đáng kể.

Khi hiểu được chỉ số Customer acquisition cost của ngành hàng, doanh nghiệp sẽ biết được mức chi phí cần thiết để thu hút khách hàng, từ đó xây dựng chiến dịch quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.

3.2 Xác định đúng đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp

Công thức tính customer acquisition cost
Tối ưu Customer acquisition cost – Xác định đúng đối tượng mục tiêu

Việc xác định và nhắm đến khách hàng tốt nhất là bước tiếp theo để tối ưu Customer acquisition cost. Đây là nhóm người có khả năng mua sản phẩm của bạn cao nhất. Việc tập trung vào đúng tập khách hàng phù hợp với sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí và giảm CAC. Ví dụ, nếu doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản lý nhân sự, đối tượng khách hàng mục tiêu có thể là CIO trong các tổ chức lớn, Trưởng phòng nhân sự trong doanh nghiệp công nghệ hoặc Giám đốc điều hành tại các Startup.

3.3 Tận dụng quảng cáo theo đuôi (Retargeting)

Tối ưu chi phí customer acquisition cost
Tối ưu Customer acquisition cost – Quảng cáo theo đuôi (Retargeting)

Để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi, việc sử dụng quảng cáo theo đuôi (Retargeting) có thể là một cách làm hữu ích. Theo AdRoll, chỉ có khoảng 2% khách truy cập Website của bạn chuyển đổi ngay từ lần truy cập đầu tiên. Do đó, việc áp dụng Retargeting sẽ là một lựa chọn hợp lý để giảm chi phí chuyển đổi khách hàng.

Retargeting giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa các nỗ lực quảng cáo đã bỏ ra. Bằng cách nhắm vào khách hàng tiềm năng đã từng tương tác với doanh nghiệp, bạn có thể nuôi dưỡng và chuyển đổi họ với chi phí thấp hơn nhiều so với việc tiếp cận khách hàng hoàn toàn mới chưa từng biết về doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu tối đa Customer acquisition cost.

Một case study minh họa cho phương pháp này là khi Mazda sử dụng Retargeting Ads theo địa lý để thu hút khách hàng tiềm năng đến gần một đại lý của họ. Khoảng 53% người nhìn thấy quảng cáo này đã trực tiếp ghé thăm đại lý đó. Kết quả, doanh số bán hàng của Mazda tăng hơn 98% so với kế hoạch ban đầu.

3.4 Sử dụng kênh truyền thông Owned và Earned media

Sử dụng customer acquisition cost
Tối ưu Customer acquisition cost – Sử dụng Owned và Earned media

Owned media bao gồm tất cả các kênh truyền thông mà doanh nghiệp sở hữu như Website, blog, tạp chí, v.v. Trong khi đó, Earned media là những phương tiện truyền thông mà doanh nghiệp không tự tạo ra mà có thể kiếm được như giới thiệu sản phẩm từ KOLs, bài viết trên báo chí về công ty, v.v.

Khi doanh nghiệp xây dựng được cộng đồng người theo dõi trung thành, mỗi bài viết trên blog hoặc trên các phương tiện truyền thông trên sẽ giúp thu hút được lượng lớn khách hàng mà không cần phải chi tiêu quá nhiều cho Paid Media. Một ví dụ điển hình cho cách làm này là Hubspot. Những nội dung hữu ích và chất lượng của Hubspot đã thu hút được một lượng lớn độc giả trung thành trên Owned media mà không cần sử dụng quảng cáo trả phí.

3.5 Triển khai chương trình Giới thiệu bạn bè (Referral Programs)

Kinh nghiệm tối ưu customer acquisition cost
Tối ưu Customer acquisition cost – Triển khai Referral Programs

Đây là một cách tuyệt vời để doanh nghiệp mở rộng mạng lưới khách hàng. Nếu khách hàng giới thiệu sản phẩm của bạn cho những người khác đã quan tâm, chi phí tiếp cận Customer acquisition cost sẽ là $0 nếu họ mua hàng thành công. Cách làm này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí tiếp cận khách hàng theo thời gian. Vì vậy, bạn hãy tập trung xây dựng một chương trình giới thiệu bạn bè hấp dẫn để khách hàng thực sự muốn tham gia.

4. Lời kết

Tóm lại, Customer acquisition cost là một chỉ số quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm. Việc hiểu rõ CAC và tối ưu CAC sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh. Hãy tiếp tục theo dõi website amaiagency.com để được cập nhật liên tục những kiến thức Marketing mới nhé.

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template