Quy trình xây dựng Chiến lược truyền thông đã thử nghiệm

Trong thời đại công nghệ số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Trong bài viết dưới đây Amai Agency sẽ gợi ý 7 quy trình xây dựng chiến lược truyền thông cùng các ví dụ minh họa để bạn có cái nhìn tổng quan hơn.  

1. Giới thiệu khái quát về chiến lược truyền thông 

Hiểu đúng về chiến lược truyền thông là gì?
Hiểu đúng về chiến lược truyền thông là gì?

Chiến lược truyền thông là một kế hoạch tổng thể và chi tiết được thiết lập để truyền tải thông điệp, lợi ích, thông tin sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Mục tiêu của chiến lược này là xây dựng thương hiệu, tạo sự gần gũi với khách hàng, từ đó thúc đẩy việc mua sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

2. hình thức phổ biến trong các chiến lược truyền thông 

2.1 Chiến lược truyền thông trực tiếp

Truyền thông trực tiếp hay còn được gọi là truyền thông cá nhân, là một hình thức mà nhân viên trong doanh nghiệp gặp trực tiếp khách hàng thông qua các điểm bán hàng, trưng bày sản phẩm tại các trung tâm thương mại. Nhân viên bán hàng sẽ trực tiếp truyền tải thông điệp, giới thiệu thông tin về sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.

Hình thức bán hàng cá nhân mang lại hiệu quả tốt
Hình thức bán hàng cá nhân mang lại hiệu quả tốt

Hình thức truyền thông trực tiếp là một hình thức truyền thông hiệu quả, có thể mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nhưng tuy nhiên nó vẫn có một số điểm hạn chế như chi phí cao, tốn nhiều thời gian công sức của nhân lực trong cty.

2.2 Chiến lược truyền thông gián tiếp 

Vinamilk đăng tải thông tin trên mạng xã hội
Vinamilk đăng tải thông tin trên mạng xã hội

Truyền thông gián tiếp là hình thức truyền tải thông điệp sản phẩm thông qua các kênh bán hàng trung gian như Facebook, Website, Tik Tok, Shopee,… Hình thức truyền thông gián tiếp ngày càng trở nên phổ biến bởi nó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và thời gian so với việc gặp trực tiếp khách hàng. Tuy nhiên, do sự phổ biến của hình thức này, cạnh tranh giữa các thương hiệu trở nên rất cao.

3. Gợi ý cách xây dựng chiến lược truyền thông chi tiết và hiệu quả 

Bước 1: Xác định mục tiêu truyền thông theo mô hình SMART 

Xác định mục tiêu cho chiến lược bằng mô hình SMART
Xác định mục tiêu cho chiến lược bằng mô hình SMART

Bước đầu tiên trong xây dựng chiến lược truyền thông là xác định các mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua hoạt động truyền thông. Các mục tiêu truyền thông thường bao gồm:

  • Tăng nhận thức thương hiệu

  • Xây dựng hình ảnh thương hiệu

  • Khuyến khích khách hàng hành động

Mục tiêu truyền thông phải được xác định một cách chính xác để có thể đo lường được hiệu quả của chiến dịch. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng mô hình SMART để xác định mục tiêu cho chiến dịch của mình.

Bước 2: Phân tích đối tượng khách hàng mục tiêu 

Xác định, phân tích, phân chia nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định, phân tích, phân chia nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu

Bước tiếp theo là phân tích đối tượng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn tiếp cận. Việc phân tích đối tượng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và hành vi của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng thông điệp và lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp.

Bước 3: Sáng tạo thông điệp xuyên suốt 

Điện máy xanh sáng tạo thông điệp của mình rất độc đáo, sáng tạo
Điện máy xanh sáng tạo thông điệp của mình rất độc đáo, sáng tạo

Thông điệp truyền thông là những thông tin quan trọng mà doanh nghiệp muốn lưu lại trong tâm trí khách hàng. Khi xác định thông điệp truyền thông, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nó có tính tương thích và phù hợp với mục tiêu truyền thông và giá trị của thương hiệu. Thông điệp phải được truyền đạt một cách rõ ràng và súc tích, tránh việc sử dụng ngôn ngữ phức tạp hoặc mơ hồ.

Bước 4: Chọn đúng kênh truyền thông cho chiến dịch 

Coca Cola chọn hình thức truyền thông OHO cho chiến dịch của mình
Coca Cola chọn hình thức truyền thông OHO cho chiến dịch của mình

Chọn đúng kênh truyền thông sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng khách hàng của mình. Tại vì mỗi kênh truyền thông sẽ có những đặc điểm và khán giả trung thành của nó, như các kênh truyền thống như truyền hình đa số sẽ dành cho đối tượng khán giả lớn tuổi, còn các kênh truyền thông hiện đại như Facebook, Tik Tok,…sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng trẻ tuổi năng động.

Bước 5: Dự trù ngân sách truyền thông 

Dự trù ngân sách tổng thể cho chiến lược truyền thông
Dự trù ngân sách tổng thể cho chiến lược truyền thông

Ngân sách truyền thông là số tiền doanh nghiệp sẽ phải chi trả cho các hoạt động trong chiến dịch của mình. Ngân sách truyền thông cần được xác định dựa trên các yếu tố sau:

  • Mục tiêu truyền thông

  • Phương tiện truyền thông

  • Đối tượng mục tiêu

Sau khi xác định được những đầu công việc mình cần thực hiện thì phải lên kế hoạch dự trù kinh phí chi tiết cho các hoạt động đó.

Bước 6: Triển khai thực hiện chiến dịch 

Triển khai thực hiện chiến lược truyền thông như kế hoạch
Triển khai thực hiện chiến lược truyền thông như kế hoạch

Sau khi đã có bản kế hoạch cụ thể thì tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành chạy chiến dịch. Trong quá trình chiến dịch diễn ra, doanh nghiệp nên theo dõi sát sao để có thể nhanh chóng kịp thời giải quyết các sự cố truyền thông không đáng có.

Bước 7: Báo cáo, đo lường, điều chỉnh chiến dịch 

Báo cáo đo lường rút kinh nghiệm từ chiến lược
Báo cáo đo lường rút kinh nghiệm từ chiến lược

Cuối cùng, doanh nghiệp cần đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến lược truyền thông. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến lược và có những điều chỉnh cần thiết cho các chiến lược tiếp theo.

4. Một số case study áp dụng thành công chiến lược truyền thông 

4.1 Chiến dịch “Việt Nam tươi đẹp” 

Chiến lược truyền thông “Việt Nam tươi đẹp” do Nippon Paint triển khai
Chiến lược truyền thông “Việt Nam tươi đẹp” do Nippon Paint triển khai

Chiến dịch “Việt Nam tươi đẹp” được triển khai vào năm 2017 với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về du lịch Việt Nam. Chiến dịch sử dụng thông điệp “Việt Nam tươi đẹp, rạng ngời sắc màu” để truyền tải hình ảnh một Việt Nam đa dạng, hấp dẫn, và đáng đến thăm.

Chiến dịch đã được triển khai trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm truyền hình, báo in, internet, và mạng xã hội. Chiến dịch đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ người dân và đã giúp nâng cao nhận thức của họ về du lịch Việt Nam.

Theo một nghiên cứu của Tổng cục Du lịch Việt Nam, chiến dịch đã giúp tăng nhận thức của người dân về du lịch Việt Nam lên 10%. Ngoài ra, chiến dịch cũng đã giúp tăng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

4.2 Chiến lược truyền thông của Bamboo Airways 

Bamboo Airways là thương hiệu trẻ nhưng đã thu hút được gần 5 triệu khách hàng trong vòng 5 năm. Để đạt được sự thành công này, Bamboo đã triển khai chiến lược truyền thông của mình khác biệt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Các chiến dịch truyền thông của mình hãng không chỉ truyền tải tốt thông điệp, giá trị kinh doanh cốt lõi của mình mà còn khéo léo lồng ghép hình ảnh danh lam thắng cảnh của đất nước vào trong các TVC quảng cáo của mình.

Chiến lược truyền thông hướng đến khách hàng của Bamboo Airways
Chiến lược truyền thông hướng đến khách hàng của Bamboo Airways

Bamboo Airways đã tạo ra các chương trình liên kết và tư vấn về các gói combo vé máy bay kèm dịch vụ du lịch giá ưu đãi tại các điểm phòng vé máy bay, giúp tương tác trực tiếp với khách hàng và xây dựng nhu cầu về dịch vụ nghỉ dưỡng. Hơn hết, hãng bay còn thường xuyên tổ chức các hoạt động cộng đồng nhằm gây dựng hình ảnh thương hiệu. Thời điểm dịch Covid bùng phát, Bamboo Airways đã thực hiện nhiều chuyến bay miễn phí chở người lao động từ các tỉnh thành về quê chống dịch. Và còn rất nhiều hoạt động cộng đồng khác như gây quỹ hỗ trợ miền Trung, tài trợ đội tuyển bóng đá Việt Nam,….

4.3 Chiến dịch truyền thông của Biti’s Hunter

Biti's Hunter đã áp dụng thành công chiến dịch truyền thông của mình
Biti’s Hunter đã áp dụng thành công chiến dịch truyền thông của mình

Biti’s Hunter đã áp dụng thành công mô hình AIDA cho chiến lược truyền thông của mình. Họ đã khôn khéo, nắm bắt kịp thời xu hướng thời trang, nhu cầu tiêu dùng theo từng khu vực để đưa ra những chiến lược phù hợp đánh trúng vào tâm lý khách hàng. Một điều khá quan trọng đó là, thương hiệu đã xác định và đi theo đúng hướng để thực hiện mục tiêu đã đặt ra ban đầu của mình là “người người nhà nhà đều bàn luận về Biti’s Hunter”.

Để thực hiện mục tiêu này nhãn hàng đã tung ra MV hợp tác cùng Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn, gây sốt trên mạng xã hội trong một thời gian dài. Nhờ đó mà hình ảnh thương hiệu xuất hiện khắp mọi nơi trên mạng xã hội, ai ai cũng đều biết và nhớ đến thương hiệu.

5. Kết luận

Tóm lại, chiến lược truyền thông là yếu tố quan trọng đối với doanh nghiệp, nó cũng có thể cứu lấy một cty đang tụt dốc và cũng làm cho 1 cty đang phát triển phải phá sản nếu như thực hiện không tốt. Nếu cần thêm các thông tin khác bạn cũng có thể ghé qua amaiagency.com để tham khảo thêm.

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template