Chiến lược Marketing được xây dựng, triển khai hiệu quả sẽ mang tới thành công đáng kể cho doanh nghiệp. Vậy chiến lược marketing là gì, tầm quan trọng của nó đối với sự thành công của doanh nghiệp như thế nào? Hãy theo dõi bài viết để được giải đáp một cách chi tiết.
1. Chiến lược marketing là gì?
Chiến lược marketing là một chiến lược tiếp thị tổng thể và nghiên cứu kỹ lưỡng để đưa ra những kế hoạch marketing cụ thể với mục đích là để quảng bá sản phẩm/dịch vụ cụ tới người tiêu dùng, phát triển thương hiệu hay còn gọi là marketing strategy.

Chiến lược marketing là phải xác định được khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, cách thức để định vị sản phẩm, tương tác với khách hàng, cách thức tiếp thị sản phẩm và đo lường kết quả chiến lược.
Một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh khác biệt, bền vững. Đồng thời giúp mang lại giá trị cho khách hàng. Đây được coi là một công cụ quan trọng giúp đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng mục tiêu và tăng doanh số bán hàng.
2. Tầm quan trọng của chiến lược marketing với các doanh nghiệp
2.1. Tặng nhận thực và uy tín về thương hiệu

Nhận thức về thương hiệu có ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Quá trình thực hiện chiến dịch marketing giúp doanh nghiệp tiếp cận được cả lượng khách hàng cũ và tệp khách hàng mới. Chính vì thế, tăng nhận thức về thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, cho phép học dễ dàng nhận biết về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
2.2. Cân bằng được ngân sách doanh nghiệp
Với cuộc công nghệ 4.0 và sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok, sàn thương mại điện tử…được nhiều doanh nghiệp tận dụng tối đa. Chính vì thế mà họ phải chi thêm nhiều chi phí cho việc quảng cáo trên những nền tảng này.

Việc áp dụng một chiến lược marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát được ngân sách, cắt giảm các kênh không hiệu quả và giúp cho doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh sòng phẳng với nhiều doanh nghiệp lớn.
2.3. Tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng
Sự tương tác của khách hàng chính là thước đo cho một chiến lược marketing thành công.
Các doanh nghiệp phải làm cách nào để có thể thu hút, giữ chân khách hàng, có được các thông tin cá nhân cần thiết như email, số điện thoại… trước khi học thoát ra khỏi một trang web hay là mạng xã hội nào đó của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing giúp tăng cường tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Góp phần tăng thêm niềm tin của họ đối với tổ chức và khiến họ trở thành các khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
2.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu
Marketing giúp cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng. Khi xây dựng một chiến lược marketing tốt và một tầm nhìn chiến lược bao quát, doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, chiến lược marketing đó khi được triển khai đúng hướng cũng giúp cho thương hiệu lan tỏa tốt hơn, nhiều người dùng biết đến.
3. Các chiến lược marketing phổ biến hiện nay
3.1. Chiến lược marketing đại trà
Marketing đại trà hay còn gọi là marketing đại chúng hướng tới phạm vi thị trường cực kỳ rộng. Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo được một thông điệp cho toàn bộ đối tượng khách hàng, chấp nhận bỏ đi sự khác biệt của từng phân khúc sản phẩm, dịch vụ để bao phủ cho toàn thị trường.
Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng khách hàng lớn, chi phí thấp hơn, thể tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu mà không cần phải tốn quá nhiều công sức đổi mới nội dung hoặc là nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường.

Ví dụ như sản phẩm nước giải khát, đây là một trong các sản phẩm được sử dụng rộng rãi, không cần phải phân biệt quá chi tiết về lứa tuổi hay nhóm đối tượng sử dụng. Chính vì thế, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này có đều có thể áp dụng chiến lược marketing này.
3.2. Chiến lược marketing phân biệt
Chiến lược marketing phân biệt là chiến lược mà doanh nghiệp cần tạo ra những chiến dịch quảng cáo thu hút hai hoặc là nhiều phân khúc khách hàng mục tiêu. Chiến lược này giúp cho các doanh nghiệp tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng đề tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Chiến lược marketing này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một khoản chi phí lớn cho việc nghiên cứu thị trường. Ở mỗi giai đoạn của thị trường, doanh nghiệp cần áp dụng loại hình chiến lược khác nhau cho phù hợp.
Chiến lược này sẽ chỉ phù hợp với các doanh nghiệp cung cấp đa dạng các loại sản phẩm. Còn nếu như doanh nghiệp có định hướng chỉ phát triển chuyên môn hóa sản phẩm thì chiến lược này hoàn toàn không phù hợp và có thể tạo áp lực.
3.3. Chiến lược marketing tập trung
Chiến lược marketing tập trung là một chiến lược mà thương hiệu sẽ tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực để quảng bá sản phẩm cho một phân khúc đối tượng mục tiêu cụ thể. Chiến lược này giúp cho doanh nghiệp có được vị trí vững chắc trong phân khúc thị trường đó, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ.

Đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp phân tích kỹ lưỡng, hiểu rõ về khách hàng của mình để từ đó có thể làm hài lòng và tăng cơ hội sở hữu số lượng khách hàng trung thành.
Tuy nhiên, chiến lược marketing tập trung này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Khi một mảng thị trường giảm hoặc là có khả năng không thể trụ lại trên thị trường thì doanh nghiệp khó lòng có thể tồn tại được. Đồng thời cũng phải đối mặt với sự sụt giảm nhu cầu trong phân khúc thị trường đó.
4. Các bước để xây dựng chiến lược marketing hiệu quả
– Bước 1: Xác định được mục tiêu của chiến lược là gì

Để xác định mục tiêu đúng hướng, đầy đủ thì trước tiên doanh nghiệp cần có các nghiên cứu, phân tích cụ thể về thị trường để có thể xác định đầy đủ những mục tiêu marketing cụ thể. Nhìn chung, những yếu tố sau đây sẽ giúp bạn và doanh nghiệp xác định dễ dàng hơn về mục tiêu tiếp thị:
- Yếu tố về thương hiệu: mức độ phổ biến của thương hiệu, thị phần, giá trị, định vị trên thị trường.
- Yếu tố về sự tăng trưởng của doanh nghiệp: doanh số bán hàng, sản lượng, những số liệu về tài chính…
- Yếu tố về sản phẩm,dịch vụ: lợi thế, hạn chế,…
- Yếu tố về khách hàng.
– Bước 2: Nghiên cứu thị trường, xác định phân khúc khách hàng
Nghiên cứu thị trường là một bước khá rộng đòi hỏi cần phải thực hiện các cuộc tìm kiếm, nghiên cứu, khảo sát toàn diện và chuyên sâu.

Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng những công cụ kỹ thuật số để hỗ trợ hiệu quả cho quá trình nghiên cứu thị trường và xác định phân khúc khách hàng như SWOT, Ansoff,…
Qua đó dựa vào các dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thị trường, bạn có thể bắt đầu phác họa các hình dung ban đầu cho phân khúc khách hàng mà doanh nghiệp sẽ hướng tới.
– Bước 3: Xác định chân dụng của khách hàng mục tiêu

Từ những hình dung tổng thể về khách hàng mục tiêu, bước tiếp theo bạn có thể sử dụng ma trận Directional Policy Matrix hay còn được gọi là ma trận DPM để xác định sâu hơn về những đặc điểm chi tiết của các đối tượng khách hàng mục tiêu.
– Bước 4: Chọn chiến lược marketing phù hợp và bắt đầu lên kế hoạch

Đây là một bước quan trọng góp phần xây dựng nên một chiến lược tiếp thị toàn diện và mang lại hiệu quả tối ưu. Bước đầu tiên cần phải thực hiện là lựa chọn chiến lược marketing phù hợp về:
- Định hướng chuỗi giá trị: giá trị của sản phẩm,thương hiệu, giá trị mang tới cho khách hàng.
- Sản phẩm/dịch vụ, thương hiệu và con người.
- Các kênh truyền thông, các kênh marketing.
- Những yếu tố khác.
Bước tiếp theo đó là triển khai đầy đủ những kế hoạch để chuẩn bị và hoàn thiện chiến lược.
– Bước 5: Triển khai các công việc trong kế hoạch
Sau khi đã hoàn thiện phần kế hoạch, bước tiếp theo đó là bắt tay vào triển khai và thực thi. Doanh nghiệp và thương hiệu cần phải cân nhắc đến thứ tự ưu tiên những công việc, nhiệm vụ để có thể đem lại hiệu quả tối ưu nhất.

Doanh nghiệp cần chia nhỏ mục tiêu chung của chiến lược thành những mục tiêu nhỏ để dễ dàng triển khai, giám sát hiệu quả.
– Bước 6: Theo dõi, phân tích và đánh giá kết quả

Để thực hiện bước này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần xây dựng các chỉ số, quy chuẩn để thực hiện việc đánh giá, đo lường dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc này cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời thực hiện những giải pháp, hành động xử lý kịp thời khi có các rủi ro, vấn đề không nằm trong kế hoạch xảy ra.
5. Kết Luận
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi marketing là gì và tầm quan trọng của nó đối với sự thành công của doanh nghiệp như thế nào? Hy vọng với những thông tin được chia sẻ phía trên đã giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan hơn về chiến lược marketing. Đừng quên truy cập trang web amaiagency.com để đọc thêm nhiều bài viết khác mỗi ngày.