Chiến Lược Giá “đột phá” đánh bại đối thủ chiếm lĩnh thị trường

Giá cả được xem như là 1 trong 4 yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing mà doanh nghiệp áp dụng để xâm nhập thị trường tiêu dùng. Vậy chiến lược giá là gì? Có mấy bước để xác định giá? Theo dõi bài viết của Amai Agency dưới đây để hiểu rõ hơn nhé! 

1. Định nghĩa chiến lược giá 

Chiến lược giá (Pricing Strategy) là phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để định hình giá cả cho sản phẩm/dịch vụ của mình. Bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong doanh nghiệp như mục tiêu doanh số, marketing, định vị thương hiệu, thị trường, đối thủ cạnh tranh. 

Khái niệm chiến lược giá
Khái niệm chiến lược giá

Khi áp dụng chiến lược định giá, doanh nghiệp cần phải tính toán, điều chỉnh, xác định mức giá tốt nhất để cung cấp cho người tiêu dùng. Mục tiêu là tạo ra một chiến lược giá tối ưu, giúp tối đa hóa lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp.

2. Gợi ý 5 bước xây dựng chiến lược giá hiệu quả 

Bước 1: Tính chi phí sản xuất ra sản phẩm 

Tính các chi phí sản xuất liên quan
Tính các chi phí sản xuất liên quan

Xác định chi phí sản xuất là một trong các bước quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược giá trong marketing hiệu quả. Chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc xác định mức giá bán để đảm bảo lợi nhuận, cạnh tranh trên thị trường. Có thể kể đến một số chi phí như: chi phí nguyên liệu, lao công, máy móc, thiết bị,…

Bước 2: Phân tích tiềm năng thương hiệu trên thị trường 

Phân tích tiềm năng của doanh nghiệp trên thị trường
Phân tích tiềm năng của doanh nghiệp trên thị trường

Thông qua việc phân tích thị trường doanh nghiệp có thể dự báo được số lượng sản phẩm có thể tiêu thụ, hiểu rõ xu hướng thị trường, tốc độ tăng trưởng. Nhờ vậy mà doanh nghiệp  xác định được mức giá phù hợp để khai thác tiềm năng thị trường, tối ưu hóa lợi nhuận.

Bước 3: Đưa ra vùng giá và mức giá cạnh tranh tốt nhất 

Đưa ra mức giá cạnh tranh hợp lý
Đưa ra mức giá cạnh tranh hợp lý

Để xác định vùng giá hợp lý, đảm bảo rằng mức giá của sản phẩm/dịch vụ phải chăng để đảm bảo lợi nhuận. Việc xác định mức giá hợp lý dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như chi phí sản xuất, giá trị sản phẩm, mục tiêu Marketing, giá trị thị trường, mức độ nhạy cảm với giá của khách hàng.

Bước 4: Đưa ra chiến lược giá 

Đưa ra chiến lược định giá thành sản phẩm
Đưa ra chiến lược định giá thành sản phẩm

Cơ cấu sản phẩm cung cấp thông tin quan trọng cho doanh nghiệp để định giá từng sản phẩm/dịch vụ dựa trên giá trị, lợi ích mà chúng mang lại cho khách hàng. Các yếu tố như chất lượng, tính năng, độc đáo, thương hiệu, giá trị tiềm năng được xem xét để xây dựng một chiến lược giá chính xác.

Bước 5: Quyết định giá thành cuối cùng 

Đưa ra giá thành cuối cùng cho sản phẩm 
Đưa ra giá thành cuối cùng cho sản phẩm

Sau khi xác định mức giá doanh nghiệp cần đưa ra giá thành cụ thể cho từng sản phẩm/dịch vụ. Gồm tính toán tất cả các chi phí liên quan đến sản xuất, vận chuyển, quảng cáo, bán hàng, quản lý. Giúp doanh nghiệp biết được chi phí tổng cộng để sản xuất và cung cấp sản phẩm/dịch vụ.

3. Tầm quan trọng của việc xác định chiến lược giá

Chiến lược giá có tác động quan trọng đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Một chiến lược về giá phù hợp sẽ giúp: 

3.1 Tăng tỷ lệ chuyển đổi 

Tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả
Tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả

Giá có thể ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, nếu mức giá phù hợp với sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, do đó, việc đưa ra mức giá phù hợp là vô cùng cần thiết, quan trọng. 

3.2 Tăng cường lợi thế cạnh tranh 

Đặt giá sản phẩm hoặc dịch vụ thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh có thể thu hút khách hàng, giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc đặt giá quá thấp có thể dẫn đến tổn thất lợi nhuận nếu không đủ để bù đắp chi phí. 

Tạo cơ hội cạnh tranh với đối thủ khác
Tạo cơ hội cạnh tranh với đối thủ khác

Trong trường hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao, việc đặt giá cao có thể tạo ra một hình ảnh thương hiệu sang trọng, độc đáo, thu hút nhóm khách hàng mong muốn sự đẳng cấp, sẵn sàng trả giá cao hơn. 

3.3 Phản ánh đúng giá trị của thương hiệu 

Phản ánh đúng giá trị thương hiệu
Phản ánh đúng giá trị thương hiệu

Việc đặt giá cao có thể giúp phản ánh giá trị thương hiệu, tạo ra lợi thế cạnh tranh dựa trên đặc điểm độc đáo, danh tiếng của doanh nghiệp. Hoặc doanh nghiệp có thể lựa chọn đặt giá ở mức trung bình để phản ánh giá trị, độ phổ biến của sản phẩm/dịch vụ. Tạo một hình ảnh thương hiệu trung thực, cung cấp giá trị tốt cho khách hàng trong khi vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh. 

3.4 Tăng giá trị thương hiệu của nhãn hàng trong lòng khách hàng 

Xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng
Xây dựng hình ảnh tốt trong mắt khách hàng

Chiến lược giá phù hợp đòi hỏi tạo ra một mối liên hệ hợp lý giữa giá, giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ. Nếu người tiêu dùng cảm thấy giá trị mà họ nhận được vượt xa giá tiền mà họ trả, điều này có thể tạo ra sự hài lòng, tăng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, nếu giá cao hơn so với giá trị nhận được, điều này có thể gây thất vọng, ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị thương hiệu. 

4. Ứng dụng thực tế về chiến lược giá 

4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường tiêu dùng 

Chiến lược giá thâm nhập thị trường là việc sử dụng mức giá thấp nhất để thu hút khách hàng khi tung ra sản phẩm mới trên thị trường. Sau đó, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh lại giá để xây dựng lòng tin, thu lại vốn. 

Chiến lược xâm nhập thị trường của hãng Coca Cola 

Ví dụ, Coca Cola đã áp dụng chiến lược giá này khi nhập khẩu sản phẩm vào thị trường Việt Nam. Ban đầu, họ giảm giá để thu hút khách hàng với mức giá từ 2.000 đến 5.000 đồng một lon. Sau khi chiếm đủ thị phần, họ tăng giá, dẫn đầu ngành công nghiệp giải khát.

 4.2 Chiến lược hớt váng sữa 

Hớt váng sữa là việc đẩy sản phẩm với mức giá cao để tạo sự khẳng định thương hiệu. Phương pháp này yêu cầu đầu tư nhiều vào bao bì, chất lượng, marketing. 

Chiến lược hớt váng của hãng công nghệ nổi tiếng
Chiến lược hớt váng của hãng công nghệ nổi tiếng

Ví dụ, Apple sử dụng chiến lược này cho dòng sản phẩm iPhone của mình. Khi tung ra sản phẩm mới, họ đưa ra mức giá rất cao, sau đó giảm dần để chuẩn bị cho phiên bản điện thoại tiếp theo.

4.3 Chiến lược giá dựa theo combo 

Đây là một cách hiệu quả để thúc đẩy doanh số bằng cách kết hợp các sản phẩm có đặc tính tương đồng. Khách hàng mua các mặt hàng theo combo với mức giá rẻ hơn so với việc mua lẻ từng sản phẩm.

Ví dụ, các rạp chiếu phim thường áp dụng chiến lược giá theo combo. Bằng cách mua gói combo bao gồm bỏng ngô, nước, vé, khách hàng sẽ được hưởng mức giá ưu đãi cùng với các phần quà hấp dẫn đi kèm.

4.4 Chiến lược giá đánh vào tâm lý khách hàng 

Khai thác tâm lý khách hàng, thúc đẩy doanh thu
Khai thác tâm lý khách hàng, thúc đẩy doanh thu

Chiến lược về giá theo tâm lý nhằm thu hút khách hàng bằng cách khai thác tâm lý của họ.

Ví dụ, các siêu thị thường áp dụng mức giá 99.000 đồng cho một số mặt hàng. Dù con số này gần như tương đương với 100.000 đồng, khách hàng vẫn cảm thấy thoải mái, hài lòng hơn khi mua sản phẩm.

5. Lời kết 

Tổng kết lại, chiến lược giá là yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về giá, nếu cần thêm thông tin hãy ghé qua amaiagency.com nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template