Top 5 chiến lược Định Vị Thị Trường hiệu quả cho doanh nghiệp

Ngày nay khi sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang dần trở nên gay gắt, nếu như bạn không có vị trí nhất định trên thị trường thì sẽ rất khó để phát triển lâu dài. Cùng Amai Agency điểm qua 5 chiến lược định vị thị trường phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé!

1. Định vị thị trường là gì?

Định vị thị trường hay Market Positioning là việc doanh nghiệp xác định những đặc điểm, những tính năng nổi bật hay những sự độc đáo của sản phẩm/ dịch vụ mình cung cấp có sự khác biệt và vượt trội nào hơn so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Định vị trong marketing là gì?
Định vị trong marketing là gì?

Đây được coi là một trong những bước đầu tiên đóng vai trò quyết định trong chiến lược tiếp thị sản phẩm/ dịch vụ, tạo ra bản sắc riêng cho sản phẩm, giúp tăng độ tin cậy của khách hàng và giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường.

2. Lý do doanh nghiệp cần định vị thị trường là gì?

Lý do doanh nghiệp cần định vị thị trường là gì?
Lý do doanh nghiệp cần định vị thị trường là gì?

2.1. Định vị thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra chất riêng trên thị trường

Với tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, khi doanh nghiệp của bạn phải vật lộn với hàng trăm, hàng ngàn đối thủ thì câu hỏi đặt ra là phải làm sao để khách hàng lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của mình.

Giải pháp hiệu quả nhất cho việc này là định vị thị trường, nếu bạn đưa ra được giải pháp tốt, đem đến những trải nghiệm vượt trội cho khách hàng hơn hẳn so với các đối thủ cạnh tranh thì thương hiệu của bạn sẽ nổi bật hơn và giữ được vị trí nhất định trong lòng khách hàng.

2.2. Dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn với định vị thị trường

Khi doanh nghiệp của bạn đã xây dựng được vị thế rõ ràng trên thị trường thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ chính xác và dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản phí lớn bỏ ra để tiếp thị sản phẩm đến những đối tượng không thực sự có nhu cầu.

2.3. Thúc đẩy hành động mua hàng qua định vị thị trường mục tiêu

Xét về tâm lý của khách hàng khi mua sắm, khi đưa ra một quyết định mua, họ sẽ luôn có những sự ưu tiên được sắp xếp theo mức độ uy tín của thương hiệu.

Nếu thương hiệu của bạn tạo được dấu ấn và hiện diện lên trong tâm trí khách hàng thì sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ có tỷ lệ được chọn cao hơn so với các đối thủ khác và tỷ lệ khách mua hàng hay sử dụng dịch vụ cũng tăng lên từ đó.

2.4. Định vị thị trường giúp doanh nghiệp tạo ấn tượng với khách hàng mục tiêu

Một khi doanh nghiệp đã tạo được dấu ấn nhất định trên thị trường thì việc giữ chân khách hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Đây còn được coi là giải pháp lâu dài giúp doanh nghiệp bám rễ trong lòng khách hàng mục tiêu, tạo nên sự yêu thích, tin tưởng và làm dày thêm cho tệp khách hàng trung thành.

2.5. Tăng khả năng cạnh tranh qua định vị thị trường mục tiêu

Khi doanh nghiệp đã định vị được thị trường thành công thì việc cạnh tranh với các đối thủ sẽ dễ dàng hơn, có thể vượt lên để dẫn đầu thị trường. Khi đó, khách hàng cũng sẽ có nhận thức rõ ràng hơn về thương hiệu và những giá trị mà doanh nghiệp mang lại.

2.6. Định vị thị trường giúp xây dựng nền tảng phát triển lâu dài

Như đã nói ở trên, định vị thị trường là bước đầu tiên giúp doanh nghiệp xác định đúng hướng đi để có thể phát triển lâu dài trong tương lai. Một khi đã tạo được lòng tin trong lòng khách hàng thì doanh nghiệp sẽ thuận lợi hơn trong việc phát triển và mở rộng quy mô cũng như sản phẩm mới.

3. Top 5 chiến lược định vị thị trường hiệu quả nhất cho doanh nghiệp

3.1. Chiến lược định vị thị trường mục tiêu dựa trên giá trị sản phẩm

Đây là chiến lược thường được những thương hiệu cao cấp thường sử dụng để định vị bản thân trên thị trường cạnh tranh khốc liệt. Các doanh nghiệp biết cách đánh vào tâm lý khách hàng rằng các dòng sản phẩm cao cấp, đắt tiền sẽ giúp khẳng định vị thế, sự sang trọng của khách hàng.

Chiến lược định vị thị trường mục tiêu dựa trên giá trị của sản phẩm
Chiến lược định vị thị trường mục tiêu dựa trên giá trị của sản phẩm

Bởi vậy mà có nhiều người sẵn sàng bỏ ra số tiền lên đến hàng chục, hàng trăm triệu để có thể sở hữu được một món đồ hàng hiệu nào đó chỉ vì giá trị thương hiệu của nó.

3.2. Định vị thị trường mục tiêu dựa trên giá cả của sản phẩm

Việc định vị thị trường mục tiêu dựa trên giá cả của sản phẩm thì đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được rõ ràng phân khúc khách hàng mà mình muốn hướng đến.

Lên kế hoạch định vị thị trường dựa trên giá cả của sản phẩm
Lên kế hoạch định vị thị trường dựa trên giá cả của sản phẩm

Nếu nhóm khách hàng doanh nghiệp hướng đến là những người có mức thu nhập trung bình thì giá sản phẩm sẽ được điều chỉnh thấp hơn một chút so với mặt bằng chung để giành được lợi thế cạnh tranh trên  thị trường.

Còn với những doanh nghiệp lựa chọn phân khúc giá cao thì cần phải xây dựng được thương hiệu, hình ảnh cao cấp và chuyên nghiệp để lôi kéo được khách hàng.

3.3. Định vị thị trường mục tiêu dựa trên công dụng sản phẩm

Định vị thị trường dựa trên công dụng của sản phẩm là chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp sử dụng. Doanh nghiệp sẽ cần chỉ ra được những đặc điểm nổi bật, những nét đặc trưng trong sản phẩm/ dịch vụ của mình để tạo nên lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Định vị thị trường mục tiêu dựa trên công dụng sản phẩm
Định vị thị trường mục tiêu dựa trên công dụng sản phẩm

Nếu những đặc tính, công dụng của sản phẩm bạn mang đến thực sự nổi bật thì khả năng khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn sẽ cao hơn so với các đối thủ khác.

3.4. Xây dựng chiến lược định vị dựa trên chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt, quyết định đến việc xây dựng uy tín cho thương hiệu. Bạn có thể dựa vào những nghiên cứu, những phản hồi của khách hàng để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Xây dựng chiến lược định vị dựa trên chất lượng sản phẩm
Xây dựng chiến lược định vị dựa trên chất lượng sản phẩm

Một khi doanh nghiệp sở hữu được những sản phẩm chất lượng thì sẽ có quyền điều chỉnh giá thành cao hơn so với thị trường để bù vào các chi phí sản xuất đã bỏ ra. Đặc biệt, đối với những khách hàng đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu thì họ sẽ không ngần ngại bỏ ra một khoản tiền lớn để mua sản phẩm.

3.5. Dựa vào nhân khẩu học để định vị thị trường

Dựa vào nhân khẩu học để định vị thị trường
Dựa vào nhân khẩu học để định vị thị trường

Dựa vào các yếu tố nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính, thu nhập,… để định vị thị trường cũng là cách được rất nhiều thương hiệu sử dụng.

Ví dụ điển hình cho chiến lược này là thương hiệu Dove là sản phẩm chăm sóc chuyên dụng cho phụ nữ còn Roman lại là thương hiệu tập trung hướng đến nam giới, hay các sản phẩm đến từ Johnson & Johnson lại được dành riêng cho trẻ em,…

4. Lời kết

Trên đây là danh sách 5 chiến lược định vị thị trường hiệu quả nhất cho doanh nghiệp mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn nắm được khái niệm định vị trong marketing là gì, cũng như lựa chọn được chiến lược định vị phù hợp với doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, đừng quên ghé qua amaiagency.com để tham khảo một số dịch vụ đang được chúng tôi cung cấp nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Chưa phân loại
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Chưa phân loại
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template