Cấu trúc silo là một thuật ngữ quen thuộc trong tối ưu Onpage. Khi đã hiểu rõ cách thức thực hiện và bản chất hoạt động của silo sẽ giúp ích cực lớn trong quá trình tối ưu Onpage, xây dựng website. Vậy silo là gì? Những bước để xây dựng silo hiệu quả sẽ được bật mí trong bài viết.
1. Tìm hiểu về silo
Nhiều người vẫn còn thắc mắc silo là gì? Trong lĩnh vực SEO, cấu trúc silo (hay còn được gọi là cấu trúc liên kết silo) là một phương pháp tổ chức nội dung trên trang web để cải thiện khả năng tìm kiếm và trải nghiệm người dùng. Cấu trúc silo tập trung vào việc phân loại, nhóm các trang web liên quan vào các chủ đề cụ thể và tạo liên kết giữa chúng bằng cách sử dụng các liên kết nội bộ.

Ý tưởng cơ bản của cấu trúc silo là xây dựng các nhóm nội dung có liên quan và sắp xếp chúng theo cấu trúc cây. Mỗi silo đại diện cho một chủ đề chính, các trang con bên trong silo đều có liên quan đến chủ đề đó. Các liên kết nội bộ được sử dụng để kết nối các trang trong cùng một silo, tạo thành một mạng lưới nội bộ mạnh mẽ.
2. Tại sao cần sử dụng cấu trúc silo cho website?
Cấu trúc silo có nhiều lợi ích trong SEO, bao gồm:
– Tăng khả năng tìm kiếm: Silo giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc và liên kết giữa các trang web. Điều này có thể cải thiện khả năng xếp hạng cũng như hiển thị của trang web trong kết quả tìm kiếm.

– Tăng cường quyền lực trang web: Cấu trúc giúp tập trung quyền lực trang web vào các trang cốt lõi trong mỗi silo. Các trang cốt lõi này có thể nhận được nhiều liên kết nội bộ, liên kết từ các trang khác trên web, tăng cường sức mạnh và uy tín của chúng trong việc xếp hạng tìm kiếm.
– Cải thiện trải nghiệm người dùng: Bằng cách tổ chức nội dung theo cấu trúc silo, người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm, duyệt qua các trang có liên quan. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn, giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tương tác trên trang web.

Tuy nhiên, cấu trúc silo không phải là yếu tố duy nhất trong việc tối ưu hóa SEO. Nó chỉ là một trong nhiều yếu tố cần xem xét, áp dụng phù hợp với nhu cầu cũng như mục tiêu của trang web cụ thể.
3. Phân loại những cấu trúc Silo trong SEO
3.1. Silo vật lý
Cấu trúc Silo vật lý là dạng xây dựng cấu trúc URL trên web dựa theo nội dung. Khi bạn sử dụng cấu trúc thư mục của URL vật lý của trang web như một tủ hồ sơ chứa các trang liên quan nghĩa là bạn đang tạo các silo vật lý.
Mỗi một chủ đề của trang web có một nhóm các trang được lưu cùng một thư mục và dành riêng cho danh mục cụ thể đó.

Để tạo cấu trúc silo vật lý, bạn cần tạo cấu trúc thư mục phù hợp với chủ đề khác nhau được đề cập trong website của bạn.
3.2. Silo ảo
Silo ảo là hình thức sử dụng internal link của website để liên kết những nhóm bài liên quan, tách những bài viết không liên quan và tăng sức mạnh cho những landing page chính của từng silo.
Một silo ảo được tạo thành bởi những liên kết siêu văn bản giữa các trang web chủ đề liên quan. Bằng cách liên kết giữa các trang có liên quan chặt chẽ trong chủ đề và hợp nhất chủ đề đó với một phần của website. Từ đó, trang web sẽ được phân cấp với các trang đích cao cấp, mỗi trang sẽ hỗ trợ cho mỗi silo SEO.

Những liên kết trong website sẽ hiển thị mối quan hệ giữa các trang và cấu trúc chủ đề của website đó. Các trang đích chính của bạn sẽ được tăng cường, hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Silo ảo sẽ tích tụ PageRank trên trang đích cao nhất và trở thành trang có liên quan nhất trên web cho các từ khóa liên quan đến chủ đề đó. Đây là cách giúp thứ hạng công cụ tìm kiếm tăng lên.
4. Hướng dẫn các bước xây dựng cấu trúc silo cho website đơn giản, hiệu quả
4.1. Xác định chủ đề website và định hướng phát triển

Đây là bước đầu tiên quan trọng mà bạn cần làm tốt ngay từ đầu để phát triển đúng hướng. Bạn hãy làm rõ những ý sau:
– Website của bạn sẽ trở thành một trang như thế nào?
– Những chủ đề quan trọng mà bạn muốn hướng tới là gì?
Ngoài ra, bạn cần thực hiện những công việc sau:
– Xác định tương tác của người dùng tiềm năng trên website.
– Phân tích những đối thủ để xem cấu trúc website của họ và xem họ triển khai các chủ đề ra sao, các liên kết, nội dung thực hiện như thế nào…
Qua các công việc trên, bạn có thể định hướng ý tưởng thiết kế web. Cách này giúp bạn xác định đúng hướng đi và tránh được các lỗi hay mắc phải.
4.2. Cấu trúc silo và thiết kế
Việc áp dụng cấu trúc silo vào website không hề đơn giản. Bạn cần hiểu được quy tắc vận hành liên kết của mạng lưới và hiểu cách làm việc của Google Bot.
Google Bot sẽ chia nhỏ các nhóm content trên trang internet thành những nhóm khác nhau giúp dễ dàng hiểu được các nhóm content đó nói về chủ đề nào.
4.3. Áp dụng các liên kết vào nội dung website

Sau khi phân loại, bạn có thể tiếp tục sử dụng liên kết để tạo thành cấu trúc silo.
4.3.1. Internal link
Internal link là liên kết nội bộ trong cùng một website và giúp người dùng có thể kiểm tra số lượng backlink, tỷ lệ chuyển đổi, tăng tốc website…

4.3.2. Backlink dẫn về website
Những đường dẫn từ các website khác đến website của bạn sẽ tạo nên những sự liên quan cho toàn bộ website, tạo ảnh hưởng tích cực đến từ khóa.
Bạn không nên sử dụng quá nhiều backlink vì nó có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến trang web và điểm Google.
4.3.3. Outbound link
Đây là link dẫn đến các trang web khác trong cùng lĩnh vực. Nếu website của bạn nhận quá nhiều backlink nhưng không có link nào dẫn tới những trang khác sẽ làm Google nghe ngờ. Vì vậy, bạn hãy thêm những Outbound link giúp Google nhìn đúng hướng đi của bạn và tăng uy tín cho nội dung bài viết.

4.4. Sáng tạo content chất lượng
Dù kỹ thuật SEO có cao đến mấy mà content kém chất lượng, copy nhiều thì thứ hạng từ khóa đó khó lên top. Bạn hãy đầu tư vào content như số lượng chữ, hình ảnh, hình thức bài viết và không copy.

Ngoài chất lượng content, bạn cũng cần chú ý về số lượng bài viết. Số lượng bài viết nhiều là cách giúp bạn tăng mức độ phủ thương hiệu hiệu quả.
4.5. Đột phá cấu trúc silo
Phát triển silo là công việc đòi hỏi tư duy, hiểu định hướng và kiến thức ngành. Bạn nên phát triển tốt ở mỗi phần, đi từ phần này đến phần khác để đảm bảo mỗi silo có đủ số lượng content để phát triển.
5. Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những bước xây dựng cấu trúc silo hiệu quả. Truy cập ngay amaiagency.com để biết nhiều hơn về kiến thức SEO nhé!