Tổng quan về Case Study mà ai cũng cần biết

Case Study là phương pháp nghiên cứu chuyên sâu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là với ngành marketing. Cùng Amai Agency tìm hiểu về khái niệm Case Study là gì, cũng như cách áp dụng case trong marketing như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

1. Case Study là gì?

Case Study là phương pháp nghiên cứu chuyên sâu về một đối tượng hay một tình huống cụ thể nào đó đã xảy ra giúp mọi người hình dung rõ hơn nội dung bài học.

Cụ thể, phương pháp này sử dụng lý thuyết để nghiên cứu và phân tích những tình huống có thật, cho chúng ta biết khi áp dụng một lý thuyết hay một phương pháp nào đó trên thực tế sẽ thu được kết quả như thế nào.

Tìm hiểu Case Study là gì?
Tìm hiểu Case Study là gì?

Phương pháp giảng dạy thông qua Case Study đã được áp dụng tại nhiều trường học trên toàn thế giới, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Việc học tập thông qua Case mang nhiều tính thực tiễn, giúp tăng sự hứng thú, chủ động và sáng tạo cho người học.

Đối với ngành marketing, case study được sử dụng như bằng chứng giúp chứng minh hiệu quả của một sản phẩm, một công cụ hay một chiến lược cụ thể nào đó. Từ đó giúp chủ đầu tư có bối cảnh để xác định xem họ có đang lựa chọn đúng hay không.

2. Một số dạng Case Study thường gặp

2.1. Case Study về chiến lược kinh doanh – Strategy

Case study chiến lược kinh doanh là dạng Case nghiên cứu về những chiến lược và những hướng đi kinh doanh đã mang lại thành công vượt trội cho doanh nghiệp hoặc cũng có thể là bài học từ những thất bại.

Case Study về chiến lược kinh doanh – Strategy
Case Study về chiến lược kinh doanh – Strategy

Các case  dạng chiến lược kinh doanh này thường là về thâm nhập thị trường mới, sáp nhập/ mua lại, phân tích ngành, chiến lược giá, chiến lược tăng trưởng, chiến lược kinh doanh của đối thủ hay chiến lược khởi nghiệp,…

2.2. Case Study về hoạt động kinh doanh – Operations

Case Study về hoạt động kinh doanh – Operations
Case Study về hoạt động kinh doanh – Operations

Case Study về hoạt động kinh doanh (Operations) là dạng case tập trung vào việc phân tích, đánh giá về cách điều phối hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

Trong đó bao gồm việc điều hành sản xuất, tiếp thị, phân phối và bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Một số Case Operations phổ biến là việc tăng doanh thu, giảm chi phí, cải thiện kết quả kinh doanh sau thuế, thay đổi hoặc tái cơ cấu doanh nghiệp.

3. Chi tiết quy trình triển khai Case Study

Chi tiết quy trình triển khai Case Study
Chi tiết quy trình triển khai Case Study

3.1. Xác định đối tượng mục tiêu của case study

Bước đầu tiên trong quy trình triển khai case study là bạn cần xác định đối tượng mục tiêu mà case hướng đến là ai. Trong trường hợp bạn viết về chính doanh nghiệp của mình thì cần phải xin phép cấp trên để lấy số liệu, không được tự ý dùng dữ liệu khi chưa được cho phép.

Còn nếu bạn viết cho khách hàng thì cần phải xét xem câu chuyện hay trường hợp của họ có đem lại nhiều bài học hay không, sau đó tiến hành liên hệ với đại diện khách hàng.

3.2. Nhận sự đồng ý của khách hàng về case study

Nếu bạn xác định viết case study về khách hàng thì bạn cần gửi email hoặc gặp trực tiếp khách hàng để xin sự đồng ý từ họ. Đồng thời, bạn cũng cần nêu rõ những cam kết và những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được thông qua việc triển khai case rộng rãi.

3.3. Xây dựng,  gửi bảng câu hỏi sơ bộ về case study cho khách hàng

Tiếp theo, bạn cần dựa theo mục đích của case study để có thể xây dựng được bảng câu hỏi sơ bộ. Bảng câu hỏi này sẽ giúp bạn đào sâu vào những vấn đề mà khách hàng gặp phải, cách đối phó hay phương pháp hiệu quả để vượt qua khó khăn.

Sau đó, bạn cần gửi trước bộ câu hỏi này cho khách hàng để họ có thời gian nghiên cứu và chuẩn bị trước câu trả lời.

3.4. Đặt lịch phỏng vấn với khách hàng

Khi muốn phỏng vấn khách hàng, bạn cần liên hệ với họ sớm để họ có thời gian sắp xếp, cũng như chuẩn bị trước cho buổi phỏng vấn.

Sau khi đã lên lịch hẹn gặp thành công, bạn cần lựa chọn hình thức phỏng vấn phù hợp, tốt nhất là bạn nên gặp mặt trực tiếp để tiện trao đổi với khách hàng hơn về những vấn đề quan trọng.

Trong trường hợp, cả bạn và khách hàng đều không tiện gặp mặt trực tiếp thì cũng có thể trao đổi online qua Zoom, Google Meet hay qua điện thoại.

3.5. Tiến hành hoàn thiện Case Study

Khi phỏng vấn khách hàng, bạn cần ghi chép hoặc ghi âm lại một cách cẩn thận, sau đó tiến hành tổng hợp lại toàn bộ dữ liệu để lọc ra những thông tin cần thiết và hữu ích nhất cho case study.

Một case hoàn chỉnh cần có đủ các phần như: mở đầu, tóm tắt và giới thiệu các đối tượng trong case. Trong phần nội dung chính, bạn cần nếu được chi tiết vấn đề, quá trình giải quyết, kết quả và một số câu hỏi thảo luận.

3.6. Bắt đầu quảng bá cho Case Study

Sau khi Case Study đã hoàn thành, bạn cần gửi cho cấp trên và khách hàng để tiến hành duyệt. Khi mọi thứ đã hoàn hảo, bạn cần lên kế hoạch quảng bá cho case của mình bằng cách chia sẻ lên các nền tảng khác nhau.

Bạn có thể xây dựng một trang web để quản lý tất cả các case, testimonial và email campaign hoặc tạo các chiến dịch trên nền tảng mạng xã hội.

4. Cách áp dụng Case Study vào chiến lược marketing hiệu quả

Cách áp dụng Case Study vào chiến lược marketing hiệu quả
Cách áp dụng Case Study vào chiến lược marketing hiệu quả

4.1. Lập một website Case Study riêng biệt

Nếu bạn sở hữu một kho dữ liệu Case Study hữu ích thì có thể xây dựng một website riêng để trình bày và lưu trữ những nghiên cứu của mình. Trang web này có thể giúp tăng độ nhận diện thương hiệu cho bạn, hay cho công ty của bạn.

Ngoài ra, trang web case này cũng sẽ giúp mọi người có thể tham khảo cách xử lý khi gặp những trường hợp hay tình huống tương tự một cách hiệu quả.

4.2. Trình bày các Case Study hữu ích lên trang chủ

Nếu doanh nghiệp của bạn đã có một trang web chính thức thì bạn có thể tận dụng nó để cung cấp cho khách hàng những case study hữu ích ngay trên trang chủ của website.

Các case này có thể được coi là bằng chứng để khách hàng tìm hiểu và tin tưởng doanh nghiệp hơn.

Một số cách đặt Case kinh doanh lên trang chủ website phổ biến như báo giá/lời chứng thực của khách hàng hay các nút Call-to-action (CTA) để xem case cụ thể.

4.3. Triển khai nút CTA trượt hoặc pop-up

Nếu muốn làm nổi bật những Case Study quan trọng để thu hút được sự quan tâm người dùng thì bạn có thể sử dụng nút CTA dạng trượt hay pop-up tại trang chủ, các bài viết và dẫn link (URL) đến trang chứa Case.

Tuy nhiên, bạn không cần hiển thị CTA lớn ngay chính giữa màn hình, mà có thể đặt ở một số vị trí tinh tế hơn vừa không khiến khách hàng khó chịu mà vẫn đủ lôi kéo được sự chú ý từ họ.

4.4. Viết content về các Case Study

Nếu bạn có khả năng viết lách thì hãy đầu tư một bài viết dạng Blog thật hay về Case study của mình để thu hút độc giả một cách hiệu quả hơn.

Bạn cần xác định chính xác đối tượng mà case của hình hướng tới để có thể xây dựng nội dung phù hợp với họ. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến tiêu đề của bài viết, quan tâm đến những khó khăn của khách hàng và đưa ra cách giải quyết vấn đề cho họ,

4.5. Tạo video cho Case Study để tăng tính hấp dẫn

Xem video, đặc biệt là short video đang là xu hướng hiện nay, vừa truyền tải thông tin nhanh chóng, vừa khiến khách hàng hứng thú hơn so với việc đọc một bài viết dài đằng đẵng.

Chính vì vậy, hãy đầu tư một video hoàn chỉnh để miêu tả về case study của bạn trên một số nền tảng như Facebook hay Youtube để nội dung của case được truyền tải nhanh chóng và rộng rãi hơn.

4.6. Chia sẻ Case Study lên các nền tảng mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh phù hợp để chia sẻ case study bởi sự lan tỏa nhanh chóng và liên kết đa kênh. Bạn có thể chia sẻ các case và gắn thẻ khách hàng của mình vào bài đăng, đầu tư về nội dung, hình ảnh và gắn link dẫn tới trang web có chứa case ở cuối bài.

Những mạng xã hội phù hợp để chia sẻ Case là Facebook, Twitter và LinkedIn,…

4.7. Sử dụng Case Study trong các chiến lược Email Marketing

Khi gửi email cá nhân hóa đến từng khách hàng sẽ giúp bạn nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng hiệu quả ở cả hiện tại và tương lai, có thể thuyết phục họ bằng những Case Study thành công từ nhóm khách hàng cũ.

Đối với hình thức email marketing này bạn nên lưu ý về việc đặt tiêu đề email, văn phong và lỗi chính tả để thể hiện được sự chuyên nghiệp trong cách làm việc của mình.

4.8. Đào tạo nhân viên bán hàng bằng Case Study

Không có cách đào tạo nhân viên nào thực tế hơn việc sử dụng các case study. Tùy theo từng vị trí mà bạn có thể lựa chọn những case phù hợp để đào tạo cho nhân viên.

Tuy nhiên, hình thức đào tạo này sẽ thích hợp nhất với nhân viên sale. Khi bạn có sẵn những bài học, kịch bản sale cụ thể về từng tình huống và từng giai đoạn thì sẽ giúp nhân viên bán hàng có cái nhìn thực tế hơn về cách tiếp cận, nói chuyện và thuyết phục khách hàng mua hàng nhanh chóng hơn.

5. Ví dụ về Case Study của Coca Cola

Coca-Cola là thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn thế giới với những chiến lược marketing đa dạng và sáng tạo. Một trong những chiến lược marketing hiệu quả của Coca-Cola là music marketing – Sử dụng âm nhạc để tạo ra những trải nghiệm thú vị, gắn kết với khách hàng.

Ví dụ về Case Study của Coca Cola
Ví dụ về Case Study của Coca Cola

Một số chiến dịch music marketing của Coca-Cola đã rất thành công có thể kể đến như:

Coca-Cola Soundwave – Sự kiện âm nhạc lớn được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019 đã thu hút hàng ngàn khán giả và rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.

Share a Coke and a Song – Một chiến dịch quy mô toàn cầu được triển khai vào năm 2016, Coca Cola đã in những ca khúc nổi tiếng lên vỏ chai và lon, kết hợp với các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến để khuyến khích mọi người chia sẻ âm nhạc và cảm xúc.

Coke Studio – Một chương trình truyền hình về âm nhạc được phát sóng tại nhiều quốc gia, mang đến những sáng tạo âm nhạc độc đáo, đa dạng, thể hiện được sự hòa hợp giữa các nền văn hóa và các thể loại nhạc khác nhau.

Với chiến lược music marketing, Coca-Cola đã tăng độ nhận diện thương hiệu một cách mạnh mẽ, tạo ra những cộng đồng người hâm mộ trung thành và góp phần lớn vào việc xây dựng một thế giới tươi đẹp hơn qua âm nhạc.

6. Kết Luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về Case Study mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về case study là gì, cách xây dựng, cũng như cách áp dụng case vào các chiến dịch marketing như thế nào cho hiệu quả. Cuối cùng, đừng quên ghé qua amaiagency.com để tham khảo qua dịch vụ marketing thuê ngoài mà chúng tôi đang cung cấp nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template