Marketing dược đóng vai trò vô cùng quan trọng cho một tập đoàn hay một nhà sản xuất dược phẩm. Để biết chi tiết về khái niệm marketing dược là gì và cách xây dựng chiến lược marketing cho các sản phẩm dược như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây!
1. Khái niệm Marketing dược là gì?
Trước khi đi vào cách triển khai chiến lược marketing dược, chúng ta cần nắm được khái niệm marketing ngành dược phẩm là gì.
Marketing dược là quá trình tiếp thị cho ngành dược phẩm nhằm phục vụ cho việc xác định và đáp ứng các nhu cầu của bác sĩ và bệnh nhân nhưng vẫn duy trì lợi nhuận hợp lý cho doanh nghiệp hay các nhà sản xuất.

Để có thể hiểu chi tiết hơn thì bạn cần nắm được sơ lược về hoạt động kinh doanh của ngành dược. Hoạt động kinh doanh của ngành dược sẽ bao gồm: Bán hàng, khuyến mãi và các hoạt động tiếp thị cung cấp thông tin khác nhau sao cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Mặc dù vẫn sử dụng các kỹ thuật marketing để quảng bá thuốc nhưng marketing ngành dược vẫn có nét đặc trưng cụ thể như: Marketing ngành dược phẩm phải gắn liền với việc cung cấp các thông tin khoa học có bằng chứng và phải được kiểm duyệt bởi cơ quan ý tế có chức năng.
2. Chức năng của marketing dược phẩm là gì?
Chức năng của marketing ngành dược phẩm là quảng bá sản phẩm dược đến cả bác sĩ và bệnh nhân cũng như việc xây dựng hình ảnh, uy tín của nhà sản xuất dựa trên niềm tin vào hiệu quả và chất lượng thuốc, cùng với phong cách quảng bá chuyên nghiệp.

Những chức năng cụ thể của marketing dược như sau:
– Marketing ngành dược phẩm giúp xây dựng nhận thức và nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, từ đó giúp khẳng định uy tín với các khách hàng.
– Giáo dục nhân viên y tế về các phương pháp điều trị và các bệnh lý liên quan, đồng thời giáo dục bệnh nhân về tình trạng bệnh, các triệu chứng và phương pháp điều trị.
– Phổ biến những thông tin quan trọng trong quá trình ra mắt thuốc hoặc giải pháp điều trị.
– Tăng khả năng hiển thị trang web và hoàn thành những hành động trên website để tăng lợi tức đầu tư tiếp thị.
– Tăng doanh số bán các sản phẩm dược để tối đa hóa lợi nhuận trên đầu tư quảng cáo và giá thành sản phẩm.
– Tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ bệnh nhân trong suốt quá trình ra mắt sản phẩm.
3. Chiến lược marketing dược là gì?
Chiến lược marketing ngành dược phẩm là quá trình xác định những mục tiêu sẽ được thực hiện và cách thực hiện để đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.

Trong marketing dược thì chiến lược phụ thuộc phần lớn vào nhóm bệnh học, nhóm điều trị và sẽ khác nhau tùy theo từng sản phẩm.
Sau đây là một số chiến lược trong các công ty dược phẩm được thực hiện bởi các cấp khác nhau:
– Vision ( Xây dựng tầm nhìn): Là mục tiêu dài hạn của Ban Giám Đốc, là mong muốn tương lai mà công ty hướng đến.
– Strategic Plan (Kế hoạch chiến lược) hay kế hoạch kinh doanh ( Business Plan) là những hoạt động mà Giám đốc điều hành thực hiện trong mỗi 3-5 năm.
– Kếhoạch tiếp thị dược phẩm được thực hiện mỗi năm bởi phòng tiếp thị.
Lưu ý khi xây dựng chiến lược marketing cho công ty dược phẩm:
Marketing ngành dược phẩm cần có những phương pháp tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm. Tất cả các chiến lược với nội dung phải được cá nhân hóa trên nhiều kênh truyền thông và cần thực hiện đo lường hiệu suất quảng cáo để có thể cải thiện các chiến lược trong tương lai.
4. Cách triển khai chiến lược marketing dược hiệu quả
Để triển khai chiến lược marketing cho ngành dược phẩm một cách hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
4.1. Marketing ngành dược lấy khách hàng làm trung tâm

Marketing trong ngành dược phẩm hiện nay thường được thực hiện dựa trên sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Bạn cần hiểu rằng nếu chúng ta càng cố gắng thuyết phục khách hàng thì họ sẽ càng kháng cự, nhưng một khi chúng ta hiểu về họ và mang đến nhiều giá trị cho họ thì việc thuyết phục họ sẽ trở nên dễ đàn hơn rất nhiều.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu về mong muốn, nhu cầu và các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải vô cùng cần thiết để bạn có thể dựa vào đó và đưa ra những giải pháp phù hợp nhất.
4.2. Marketing ngành dược lấy sản phẩm làm gốc

Chiến lược marketing ngành dược phẩm sẽ hiệu quả hơn khi bạn tập trung vào đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết được những vấn đề mà họ đang gặp phải. Không chỉ vậy, vai trò chính của người làm tiếp thị là phải làm sao truyền tải được giá trị thương hiệu đến khách hàng một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Do đó, việc hiểu rõ chức năng của sản phẩm và cung cấp các giá trị của sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng sẽ giúp bạn thúc đẩy kế hoạch marketing tốt nhất.
4.3. Nhấn mạnh đến cảm xúc trong chiến lược marketing dược phẩm

Tất cả các chiến dịch tiếp thị lớn đều có mục tiêu là thúc đẩy hành động của khách hàng nên việc tập trung vào yếu tố cảm xúc sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Đặc biệt, trong marketing ngành dược phẩm, những thông điệp cần được điều chỉnh cẩn thận sao cho phù hợp với luật dược để truyền tải được những ý nghĩa chạm tới trái tim của các khách hàng, mang đến sự thành công cho chiến dịch quảng bá ngắn hạn và hỗ trợ phát triển thương hiệu lâu dài.
5. Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về Marketing dược mà chúng tôi tìm hiểu được. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm marketing dược là gì, cũng như biết được cách xây dựng chiến lược marketing cho ngành dược như thế nào cho hiệu quả. Cuối cùng, cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, đừng quên ghé qua website amaiagency.com để xem qua những dịch vụ về marketing mà chúng tôi đang cung cấp nhé!