Website đóng vai trò như “gian hàng thu nhỏ” giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu và tiếp cận khách hàng trên không gian mạng. Chính vì vậy, việc backup dữ liệu website là rất quan trọng. Trong bài viết này, Amai Agency sẽ hướng dẫn bạn những cách sao lưu dữ liệu chi tiết.
Nội dung chính
Toggle1.Tầm quan trọng của backup dữ liệu website
Backup dữ liệu website là một quá trình sao chép toàn bộ dữ liệu của website sang một nơi lưu trữ khác, thường là một máy chủ lưu trữ đám mây. Việc backup dữ liệu website mang lại những lợi ích quan trọng sau:
1.1. Bảo vệ dữ liệu website khỏi các cuộc tấn công mạng
Theo báo Tuổi Trẻ, số vụ tấn công an ninh mạng đã lên tới con số 5100. Trong đó 400 các trang website của chính phụ có đuôi .gov hay các đơn vị tổ chức .edu liên tục bị cài mã quảng cáo cờ bạc, cá độ
Dữ liệu website có thể bị mất do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như Lỗi phần mềm hoặc hệ thống, các hoạt động phá hoại của hacker, lỗi của người dùng. Việc backup dữ liệu website thường xuyên sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố xảy ra.
1.2. Dễ dàng khôi phục dữ liệu website
Trong trường hợp dữ liệu website bị mất hoặc bị hỏng, bạn có thể dễ dàng khôi phục dữ liệu từ bản sao lưu. Vì vậy nên backup dữ liệu website giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khôi phục website.
Khi bạn chuyển đổi hosting bạn có thể sử dụng bản backup dữ liệu để sao chép toàn bộ dữ liệu của website sang hosting mới. Hoặc khi nhân bản website bạn có thể sử dụng bản backup dữ liệu để tạo ra một bản sao của website.
1.3. Tăng cường bảo mật website
Backup dữ liệu website thường xuyên cũng là một cách để tăng cường bảo mật website. Khi dữ liệu website được lưu trữ ở một nơi khác, hacker sẽ khó truy cập và đánh cắp dữ liệu hơn.
1.4. Tiết kiệm chi phí và duy trì doanh thu
Backup dữ liệu website thường xuyên sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí khôi phục website trong trường hợp có sự cố xảy ra. Hơn nữa, backup dữ liệu website còn giúp bạn không thất thoát doanh thu.
Đối với các website của thương hiệu lớn như Amazon, Prime Day mỗi phút ước tính rằng thời gian ngừng hoạt động chỉ trong vài phút có thể khiến họ mất khoảng 72-99 triệu đô la.
Dù bạn điều hành một doanh nghiệp nhỏ, bạn cũng nên lưu ý rằng không nên để mất bất kỳ khoản thu nhập tiềm năng nào do sự cố với trang web. Đó là lý do tại sao cần back up wordpress website.
2.Cần chuẩn bị gì trước khi backup & restore WordPress?
Sau khi đã hiểu về tầm quan trọng của việc sao lưu và khôi phục dữ liệu WordPress, người dùng cần chuẩn bị hai tệp theo yêu cầu sau trước khi tiến hành quá trình này:
- Tệp chứa mã nguồn của trang web nên được nén dưới định dạng .zip hoặc .gz. Tệp này sẽ được sử dụng để triển khai trên máy chủ và dữ liệu gần như không thay đổi, trừ khi người dùng thay đổi các plugin/theme.
- Tệp chứa cơ sở dữ liệu SQL của trang web. Tệp này có vai trò quan trọng trong một trang web, vì nếu có bất kỳ thay đổi nào trong tệp này, nội dung trên trang web cũng sẽ thay đổi tương ứng. Do đó, sau khi restore WordPress, người dùng cần kết nối tệp mã nguồn và tệp SQL lại với nhau.
Có thể bạn sẽ quan tâm tới Ddos Attack là gì? Bật mí về cuộc Tấn Công Ddos từ chối dịch vụ
3.Hướng dẫn chi tiết cách backup dữ liệu website
3.1. Backup dữ liệu website wordpress bằng phương pháp thủ công
3.1.1. Bước 1 (Backup website database)
- Đầu tiên, trên giao diện điều khiển cPanel, hãy nhấp vào mục “File Manager”.
Sau đó, bạn hãy chọn thư mục public_html. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, bạn chọn định dạng tệp sao lưu dạng “Zip Archive” ở trong phần “Compression Type”.
- Bạn cần thay đổi tên tệp backup dữ liệu website thành tên của trang web mà bạn cần sao lưu dữ liệu bằng cách nhấp vào “Enter the name of the compressed archive”. Ví dụ, nếu tên trang web là amaiagency.com bạn có thể đổi tên tệp là amaiagency-backup.zip.
- Đổi tên tệp xong, nhấp vào “Compress File(s)” để bắt đầu quá trình nén (Thời gian nén file sẽ phụ thuộc vào kích thước của trang web, có thể nhanh hoặc chậm).
- Cuối cùng, bạn chuột phải vào tệp và chọn “Download” để tải tệp về thiết bị của bạn.
3.1.2. Bước 2 (Tạo file backup cơ sở dữ liệu cho website)
- Đầu tiên, trên màn hình điều khiển cPanel, bạn truy cập vào thư mục phpMyAdmin và chờ đợi trình quản trị hiển thị trên giao diện.
- Sau đó, nhấp vào mục “Database” trên thanh menu.
- Tiếp theo, nhấp vào nút “Export” để mở công cụ xuất bản sao lưu cơ sở dữ liệu.
- Chờ một lúc, bạn sẽ nhận được một tệp tin có đuôi .sql. Hãy đặt tệp tin .sql này cùng với tệp tin sao lưu dữ liệu của website (định dạng .zip) vào cùng một thư mục lưu trữ.
3.2. Backup dữ liệu website bằng Filezilla
Khi backup dữ liệu website bằng FileZilla bạn cần sử dụng phần mềm FTP để di chuyển các tệp tin đến máy tính cục bộ của bạn. Các bước thực hiện như sau:
- Điền thông tin vào các trường Máy chủ (Server), Tên người dùng (Username) và Mật khẩu (Password). Máy chủ (Server) là tên miền hoặc địa chỉ IP của trang web của bạn.
- Nhấp vào “Quickconnect”. Khi kết nối thành công, bạn sẽ thấy một danh sách các thư mục hiển thị trang web của bạn trong khu vực dưới cùng bên phải của FileZilla.
- Điều hướng đến thư mục “publichtml” trong danh sách thư mục. Nhấp chuột phải vào thư mục này để mở menu và backup dữ liệu website.
- Chọn “Download” (tải xuống) để sao chép thư mục “publichtml” vào máy tính của bạn.
3.3. Chọn backup dữ liệu website bằng cPanel
Việc sao lưu và khôi phục website WordPress trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết chỉ với vài cú nhấp chuột trên giao diện quản lý cPanel. Giao diện này cung cấp khả năng sao lưu toàn bộ dữ liệu vào một tệp tin duy nhất, bao gồm cả mã nguồn và cơ sở dữ liệu SQL.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản lý hosting cPanel và chọn mục “File”. Sau đó, nhấp vào “Backup Wizard”.
Bước 2: Nhấp vào mục “Backup” để bắt đầu quá trình sao lưu.
Bước 3: Lựa chọn một trong các tùy chọn ở dưới đây:
- Fullbackup: để tạo bản sao lưu đầy đủ, bao gồm mã nguồn, cơ sở dữ liệu SQL và các tệp tin email (nếu có).
- Home Directory: để chỉ sao lưu mã nguồn website.
- MySQL Database: để chỉ sao lưu cơ sở dữ liệu.
- Mail Forwarders & Filters: để chỉ sao lưu cài đặt chuyển tiếp và bộ lọc email.
Bước 4: Nhấp vào “Generate Backup” để bắt đầu backup dữ liệu website. Bạn có thể chọn có hoặc không nhận thông báo sau khi quá trình hoàn thành.
Nếu bạn không muốn nhận thông báo, hãy chọn “Do not send email notification of backup completion” để cách backup dữ liệu wordpress.
3.4. Backup wordpress website bằng Plug-in
Thêm một cách backup dữ liệu wordpress mà bạn có thể sử dụng đó là plugin WordPress. Trước khi bắt đầu thực hiện, bạn cần tải UpdraftPlus về.
- Điều hướng đến trang “Cài đặt” và chọn tab UpdraftPlus.
- Nhấp vào nút “Sao lưu ngay” để tạo một tệp lưu trữ có thể tải xuống và tiến hành backup dữ liệu website.
UpdraftPlus cung cấp nhiều tính năng khác nhau để cải thiện trải nghiệm sao lưu. Bạn có thể sử dụng plugin này để lên lịch sao lưu tự động cho trang web của mình, loại bỏ sự phiền toái của việc sao lưu thủ công. Bạn cũng có thể kết nối UpdraftPlus với tài khoản lưu trữ đám mây để các tệp sao lưu của bạn tự động được gửi đến đó. UpdraftPlus giúp đơn giản hóa toàn bộ quá trình sao lưu một cách tuyệt vời. Bạn cũng có thể sử dụng Staging, BackWPup, Total Upkeep và XCloner để backup dữ liệu website.
Bạn có thể hứng thú với cách phát hiện và phục hồi Website WordPress Bị Hack từ A-Z
4.Hướng dẫn restore wordpress từ dữ liệu đã backup
Nếu website đang hoạt động bình thường, bạn có thể tiến hành sao lưu ngay trên hosting đang sử dụng. Các bước tiến restore wordpress như sau:
4.1. Chuẩn bị quá trình khôi phục
Dữ liệu của trang web bị mất đột ngột do người dùng xóa tất cả các tệp tin trong thư mục public_html. Người dùng nhấp chuột phải vào từng tệp tin và chọn Xóa, sau đó xác nhận để bắt đầu quá trình xóa tệp tin.
Nếu bạn không biết cách xóa cơ sở dữ liệu và tài khoản người dùng, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Tiến hành Xóa cơ sở dữ liệu (Database):
- Đầu tiên, chọn mục MySQL® Databases.
- Tiếp theo, trong phần “Current Database”, chọn tên cơ sở dữ liệu hiện tại và nhấn nút Xóa để xóa nó.
Nhấn vào ô delete để xoá từng file một
- Màn hình sẽ hiển thị thông báo xác nhận xóa cơ sở dữ liệu, nhấn nút “Delete Database” để tiến hành xóa.
- Cuối cùng, nhấn nút “Go back” để trở về trang trước.
Xóa tài khoản người dùng (User): Để xóa tài khoản người dùng, trong phần “Current Users”, nhấn nút “Delete” tương ứng với tài khoản người dùng hiện tại trên trang web.
4.2. Tải file backup lên trên website
Quá trình tải file sao lưu lên website rất đơn giản. Người dùng chỉ cần thực hiện theo các bước sau đây:
- Truy cập vào thư mục public_html trên website.
- Nhấp vào nút “Upload file” để tải file sao lưu lên.
- Sau khi tải file sao lưu lên thành công, chọn file đó trong danh sách các tập tin đã tải về trước đó.
- Nhấp chuột phải vào file sao lưu và chọn “Extract” để giải nén nó và thực hiện cách backup wordpress.
4.3. Tạo tài khoản user và database mới
Trong bước này, không cho phép người dùng tải trực tiếp file database đã được sao lưu trước đó lên trình quản lý phpMyAdmin. Thay vào đó, cần tạo mới một file database và người dùng tương tự như quá trình cài đặt web WordPress.
Để tạo một database mới, bạn cần truy cập vào phần quản lý MySQL® Databases trong trình điều khiển cPanel. Sau đó, bạn chọn “Create New Database” để bắt đầu quá trình tạo database mới. Trên màn hình, bạn sẽ thấy một dòng để đặt tên cho database mới.
Tiếp theo, di chuột xuống phần “Add New User” và đặt tên cho người dùng mới là “user2”. Sau đó, bạn cần đặt mật khẩu cho người dùng và nhấn “Create User” để tạo người dùng.
Trong phần “Add User To Database”, bạn chọn người dùng và database từ menu thả xuống, sau đó nhấp vào “Add” để thêm người dùng vào database vừa tạo để backup dữ liệu website.
Sau đó, nhấn “All Privileges” để chọn tất cả các quyền mà người dùng mới có thể thực hiện trên database. Cuối cùng, nhấn “Make Changes” để xác nhận các thay đổi.
4.4. Tiến hành nhập backup dữ liệu
Sau khi tạo mới một người dùng và cơ sở dữ liệu, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu đó sẽ hoàn toàn trống. Để khôi phục dữ liệu, người dùng cần thực hiện các bước sau:
- Mở trình quản trị phpMyAdmin để truy cập vào cơ sở dữ liệu vừa tạo để backup dữ liệu website.
- Chọn cơ sở dữ liệu mới tạo và nhấp vào mục “Import” (Nhập dữ liệu).
- Tiếp theo, nhấp vào nút “Chọn tệp” và chọn file sao lưu cơ sở dữ liệu có sẵn để tải lên.
- Sau khi đã chọn file sao lưu, cuộn xuống cuối trang và nhấp vào nút “Go” để bắt đầu quá trình nhập dữ liệu.
5.Những cách bảo vệ dữ liệu website hiệu quả
- Sử dụng chứng chỉ SSL: Chứng chỉ SSL (Secure Sockets Layer) là một chứng chỉ kỹ thuật số giúp mã hóa dữ liệu truyền tải giữa trình duyệt của người dùng và máy chủ web. Điều này giúp ngăn chặn tin tặc đánh cắp dữ liệu nhạy cảm, chẳng hạn như thông tin thẻ tín dụng hoặc thông tin đăng nhập.
- Cài đặt mật khẩu mạnh: Mật khẩu mạnh là một trong những biện pháp bảo mật quan trọng nhất. Mật khẩu mạnh thường bao gồm ít nhất 8 ký tự, bao gồm chữ cái, số và ký tự đặc biệt. Và hãy nhớ đổi mật khẩu thường xuyên.
- Cập nhật phần mềm thường xuyên: Các nhà phát triển phần mềm thường xuyên phát hành các bản cập nhật để vá các lỗ hổng bảo mật. Do đó, bạn nên cập nhật phần mềm thường xuyên để đảm bảo website của mình được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công.
- Sử dụng tường lửa ứng dụng web (WAF): Tường lửa ứng dụng web (WAF) là một giải pháp bảo mật giúp ngăn chặn các cuộc tấn công web phổ biến, chẳng hạn như tấn công DDoS và tấn công SQL Injection.
- Sao lưu dữ liệu thường xuyên: backup dữ liệu website thường xuyên sẽ giúp bạn khôi phục dữ liệu trong trường hợp dữ liệu bị mất hoặc bị hỏng.
6.Lời kết
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn các cách backup dữ liệu website chi tiết nhất. Hy vọng rằng với những thông tin trên bạn có thể biết cách bảo vệ, xử lý dữ liệu trên trang web của mình một cách chuyên nghiệp và bài bản nhất. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận phía dưới để được amaiagency.com giải đáp nhé!