4P trong marketing - công thức “gia truyền” ngành tiếp thị

Ai là người đã phát hiện ra mô hình 4P và phát triển để ứng dụng nó trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Từng yếu tố 4P trong marketing là gì? Vai trò của chúng đối với sự phát triển của doanh nghiệp? Hãy cùng Amai Agency khám phá qua bài viết này bạn nhé!

1. Giới thiệu về mô hình 4P

Marketing 4p là gì? Yếu tố 4P trong marketing hay còn được biết đến với tên gọi khác là marketing mix. Năm 1964, Neil Borden đã giới thiệu khái niệm 4P trong marketing dưới thuật ngữ Marketing Mix (tiếp thị hỗn hợp) trong một bài báo. Ban đầu, thuật ngữ này bao gồm nhiều yếu tố như sản phẩm, kế hoạch marketing, giá cả, phân phối, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi và tính cá nhân hóa.

Tìm hiểu mô hình 4p trong marketing
Tìm hiểu mô hình 4p trong marketing

Về sau, chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này thành 4 phần cơ bản, gọi là 4P Marketing, đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và phát triển chiến lược marketing. 4P trong marketing bao gồm

  • Product (Sản phẩm)

  • Price (Giá cả)

  • Place (Địa điểm)

  • Promotion (Quảng bá)

Các yếu tố này còn được gọi là marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix. Sự thành công trong việc áp dụng 4P trong marketing có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của doanh nghiệp.

2. Phân tích về 4 chữ p trong marketing

2.1. Product (Chữ  P sản phẩm)

Yếu tố đầu tiên được nhắc đến ở 4p trong marketing là Product. Sản phẩm là một loại hàng hoặc dịch vụ mà một công ty cung cấp cho khách hàng. Một sản phẩm được coi là lý tưởng khi đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và có sức hấp dẫn

Để đạt được thành công, các nhà tiếp thị phải có hiểu biết về vòng đời của sản phẩm (sinh trưởng => phát triển => bão hoà => suy thoái) và các nhà quản lý cần có kế hoạch để xử lý sản phẩm ở từng giai đoạn trong quá trình vòng đời. Đây là yếu tố liên quan đến việc phát triển và quản lý sản phẩm hoặc dịch vụ. Nó bao gồm các yếu tố như chất lượng, tính độc đáo, thiết kế, tính năng và thương hiệu của sản phẩm.

4P trong marketing là gì Chữ P đầu tiên của 4 chữ p trong marketing
4P trong marketing là gì? Chữ P đầu tiên của 4 chữ p trong marketing

Doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất phải phát hiện điểm mạnh của sản phẩm (USP) của mình so với các sản phẩm cạnh tranh, nhằm tận dụng những ưu điểm đó để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng.

Ví dụ, khi nhắc đến mỹ phẩm Hàn Quốc, chúng ta thường nhận thấy rằng sản phẩm này nổi tiếng với sự đa dạng và hấp dẫn của mẫu mã và bao bì.

2.2. Price (Chữ P giá)

Chiến lược giá là một phần quan trọng khi phân tích 4P trong marketing. Nó đề cập đến các phương hướng trong việc xác định giá của sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Các yếu tố quan trọng bao gồm giá cả cạnh tranh, chiến lược định giá, chiết khấu và phương thức thanh toán.

Chiến lược giá trong mô hình marketing 4P
Chiến lược giá trong mô hình marketing 4P?
  • Giá xâm nhập thị trường: Chiến lược này của 4P trong marketing nhằm đưa ra mức giá thấp để thu hút và xâm nhập vào thị trường. Mục tiêu là thu hút khách hàng và tạo đà tăng trưởng sau đó từ từ nâng giá khi đã có khách hàng trung thành.

  • Hớt váng sữa: Chiến lược này bắt đầu với mức giá cao nhất để thu lại lợi nhuận ban đầu cao nhất có thể. Sau đó, giá sẽ được điều chỉnh giảm dần để thu hút đối tượng khách hàng rộng hơn và duy trì sự cạnh tranh.

  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm: Áp dụng nhiều mức giá cho các sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm để phù hợp với sự khác biệt về giá trị và khả năng trả giá của khách hàng.

  • Chiến lược giá theo tâm lý: Sử dụng giá cả để tác động vào tâm lý của khách hàng, ví dụ như giá kết thúc bằng chữ số 9 để tạo cảm giác giá rẻ hơn.

Ngoài ra còn rất nhiều chiến lược giá khác nữa khi xét theo ​​4P trong marketing như chiến lược giá cạnh tranh, chiến lược giá khuyến mãi, chiến lược giá theo phân khúc, giá theo khu vực địa lý,..

2.3. Place (Chữ P phân phối)

Yếu tố tiếp theo cần phân tích xét theo 4P trong marketing là phân phối. Nó bao gồm các yếu tố như kênh bán lẻ, kênh phân phối trực tuyến, bán hàng trực tiếp và quản lý kho hàng.

Chiến lược phân phối của 4P trong marketing
Chiến lược phân phối của 4P trong marketing?

Một ví dụ điển hình chiến lược 4P trong marketing là mở thêm cửa hàng, trong đó các yếu tố như tiềm năng khách hàng, dân số, sức mua hàng và an ninh sẽ được cân nhắc. Đây được coi là một hình thức phân phối trực tiếp.

Ví dụ khác là việc sử dụng các trang web thương mại điện tử để bán hàng gián tiếp, như đã đề cập trước đó. Ngoài ra, còn có các hình thức phân phối chuyên sâu hoặc độc quyền, trong đó sản phẩm chỉ được phân phối thông qua các kênh đặc biệt hoặc đối tác độc quyền.

2.4. Promotion (Chữ P xúc tiến)

Chiến lược quảng bá sản phẩm là tập hợp các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp tới công chúng thông qua việc sử dụng các kênh tiếp thị hiệu quả được lựa chọn. Các hoạt động này có thể bao gồm chạy quảng cáo trên internet, truyền hình, radio, tổ chức sự kiện hợp tác, thông cáo báo chí và nhiều hình thức khác.

Chữ P xúc tiến trong kế hoạch marketing 4p
Chữ P xúc tiến trong kế hoạch marketing 4p?

Tùy thuộc vào loại sản phẩm và đối tượng khách hàng, chiến lược quảng bá có thể khác nhau. Ví dụ, trong ngành mỹ phẩm, thường sẽ sử dụng các phương pháp như tặng mẫu miễn phí, sản phẩm dùng thử, gửi catalog.

Trong khi đó, khi giới thiệu sản phẩm âm nhạc hoặc phim ảnh, các nhà sản xuất thường tổ chức họp báo và sự kiện ra mắt. Các hãng thời trang thường chạy quảng cáo trên các nền tảng như Facebook hay Instagram.

3. Chữ P nào quan trọng nhất trong marketing mix

Thực tế cho thấy, ý tưởng sản phẩm vẫn là yếu tố cuối cùng quyết định sự hấp dẫn đối với khách hàng mục tiêu trong mô hình marketing 4P.

Giải đáp chữ P quan trọng nhất trong mô hình marketing 4p
Giải đáp chữ P quan trọng nhất trong mô hình marketing 4p

Ý tưởng sản phẩm là điểm khởi đầu cho mọi quá trình và chiến lược, vì vậy nó được coi là chữ P quan trọng nhất. Việc lựa chọn sản phẩm sẽ là nền tảng để phát triển ba yếu tố P khác, bao gồm Định giá (Pricing), Khuyến mãi (Promotion), và Địa điểm (Place).

4. Áp dụng mô hình 4P trong marketing như thế nào?

Khi tiến hành áp dụng 4P trong marketing bạn nên tiến hành phân tích theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Xác định được điểm đặc trưng sản phẩm (USP sản phẩm)

Điều quan trọng nhất là xác định Điểm bán hàng độc đáo (Unique Selling Point – USP) của sản phẩm hoặc dịch vụ. USP là những đặc điểm độc đáo và sáng tạo mà sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mang lại, làm nổi bật nó so với các đối thủ cạnh tranh.

  • Bước 2: Nghiên cứu khách hàng

Khi phân tích 4P trong marketing, bạn phải trả lời được câu hỏi i sẽ mua sản phẩm? Khách hàng có vấn đề gì cần phải giải quyết? Họ mong muốn sản phẩm phải như thế nào? Nghiên cứu thị trường là phương pháp phổ biến nhất để thu thập thông tin về khách hàng

Các bước áp dụng chiến lược marketing 4P trong marketing
Các bước áp dụng chiến lược marketing 4P trong marketing
  • Bước 3: Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh khác

Doanh nghiệp cần xác định vị trí của mình trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh. Tìm và đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ.

  • Bước 4: Tiến hành xác định mức giá sản phẩm, xem xét các địa điểm phân phối, bán hàng xây dựng chiến lược truyền thông quảng cáo

  • Bước 5: Đánh giá và điều chỉnh chiến lược 4p trong marketing

Sau khi triển khai kế hoạch marketing 4P, doanh nghiệp cần đánh giá hiệu quả và điều chỉnh chiến lược theo phản hồi từ khách hàng và dữ liệu hoạt động. Điều này giúp đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp luôn linh hoạt và thích ứng với môi trường kinh

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp bạn có một cái nhìn bao quát hơn và hiểu hơn về yếu tố 4P trong marketing. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn trong công việc cũng như học tập. Nếu muốn biết thêm nhiều “chân trời” kiến thức bổ ích khác hãy truy cập vào amaiagency.com mỗi ngày bạn nhé!

Chuyên mục bài viết

Bài viết mới

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website

Tin xem nhiều

  • All Posts
  • Học content Marketing
  • Khóa học Youtube
  • Kiến thức Facebook
  • Kiến thức Google
  • Kiến thức Google Adsense
  • Kiến thức Instagram
  • Kiến thức landing page
  • Kiến thức Marketing
  • Kiến thức SEO
  • Kiến thức Tiktok
  • Kiến thức website
Edit Template